Sơn la: tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tưSóng cao tần xung (PRF) tác động hạch rễ lưng điều trị hội chứng đau kiểu rễ thắt lưng cùng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Lĩnh Hà, Thanh Sơn Lê, Việt Dũng Nghiêm, Minh Trung Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 330610 Economics

Thông tin xuất bản: Tạp chí thương mại, Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 20082023

Mô tả vật lý: 30-31, 416-424

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 477320

 Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp sử dụng sóng cao tần xung tác động hạch rễ lưng để điều trị hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng cùng mạn tính và khảo sát một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 58 bệnh nhân đau kiểu rễ thần kinh thắt lưng cùng mạn tính đã được điều trị sóng cao tần xung tác động hạch rễ lưng tại khoa Ngoại CTCH Bệnh viện Thanh Nhàn từ 6/2021 đến 12/2021. Các bệnh nhân đều được chọc kim đầu đốt cao tần tới vị trí hạch rễ lưng dưới hướng dẫn của màn tăng sáng trong phòng mổ và phát xung PRF với thời gian 4 phút, điện thế 45 v và nhiệt độ tại đầu đốt 42 độ C. Hiệu quả giảm đau được đánh giá bằng thang điểm NRS tại các thời điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp, 1 tháng và 6 tháng sau can thiệp. Kết quả tốt được ghi nhận ở các bệnh nhân có mức giảm đau 50% so với trước can thiệp ở thời điểm 6 tháng. Thang điểm ODI được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống tại các thời điểm trên. Kết quả Điểm NRS trước can thiệp trung bình là 6,62 ± 1,15 giảm xuống còn 1,41 ± 1,09 ngay sau can thiệp (p <
  0,01). Tại thời điểm 1 tháng là 1,41 ± 1,09 và 6 tháng sau can thiệp là 2,59 ± 2,08. Tại thời điểm 6 tháng có 65% bệnh nhân đạt mức giảm đau >
  50% so với trước can thiệp. Điểm ODI giảm từ 3,31 ± 0,8 trước can thiệp còn 1,22 ± 0,5 tại thời điểm 1 tháng và 1.5 ± 0,8 tại 6 tháng sau can thiệp (p <
  0,01) Kết luận Tác động hạch rễ lưng DRG là phương pháp chống đau can thiệp ít xâm lấn, có hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong giảm đau và nanaang cao chất lương cuộc sống cho các bệnh nhân đau kiểu rễ thắt lưng cùng mạn tính. Không có biến chứng nào được ghi nhận trong nghiên cứu. Khảo sát các yếu tố liên quan cho thấy kết quả điều trị kém gặp ở nhóm bệnh nhân có tổn thương hẹp ngách bên và đường ra trên phim cộng hưởng từ cột sống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH