Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk=The prevalence rate hookworm infection and related factors among the population of Tam Giang Commune, Kong Nang District, Dak Lak Province

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Thành Đặng, Văn Trọng Phan, Thị Kim Phượng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2024

Mô tả vật lý: tr.354-359

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 478043

 Bệnh do nhiễm giun móc/mỏ không rầm rộ, tác hại cũng không dễ phát hiện, nhưng phổ biến trong cộng đồng và có hậu quả tiềm tàng khá trầm trọng như thiếu máu thiếu sắt gây phù nề, suy tim, chậm phát triển thể chất. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 387 đối tượng (chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống). Đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn và xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 25,58%
  tỷ lệ nhiễm cao ở dân tộc thiểu số (42,7%), nhóm nghề nông (34,96%)
  có liên quan giữa tỷ lệ nhiễm với kiến thức phòng bệnh, thói quen đi chân đất, dùng đồ bảo hộ lao động, sử dụng hố xí. Kết luận: Cần tích cực tuyên truyền cho người dân về tác hại, đường lây nhiễm và biện pháp phòng bệnh, nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ trong cộng đồng.Hookworm infection is not widespread and its harmful effects are not easily detectable, but it is prevalent in the community and harbors quite serious potential consequences such as irondeficiency anemia causing edema, heart failure, and physical growth retardation. Objective: To determine the prevalence of hookworm infection and some related factors among the people of Tam Giang commune, Krong Nang district, Dak Lak province. Research method: Cross-sectional descriptive study on 387 subjects (systematic random sampling). The participants were interviewed and their stool samples were examined using the Kato technique. Results: The prevalence of hookworm infection was 25.58%
  the infection rate was higher among ethnic minorities (42.7%), and the agricultural occupation group (34.96%)
  there was a relationship between the infection rate and knowledge of disease prevention, habits of walking barefoot, use of protective equipment, and latrine usage. Conclusion: It is necessary to actively propagate to the people about the harmful effects, transmission routes, and preventive measures in order to reduce the prevalence of hookworm infection in the community.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH