Trong khi các quốc gia thành viên WTO đang dần dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày càng được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách triệt để. Nhiều nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại thị trường của mình và gánh chịu những thiệt hại cho sản xuất trong nước. Hàng hóa của Việt Nam cũng đã gặp phải những biện pháp chống bán phá giá mà nước sở tại áp dụng. Sự việc đó đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bài viết phân tích hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ, với những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam.Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không chỉ tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn giúp ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản Việt Nam nâng cao chất lượng, năng lực quản trị để phát triển bền vững. Cơ hội rất lớn, song thách thức đối với thủy sản Việt Nam cũng không nhỏ, nhất là việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để được hưởng ưu đãi. Bài viết sẽ phân tích những cơ hội, thách thức từ CPTPP đối với xuất khẩu thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp ứng phó.