Currently, nations are formulating energy strategies aimed at fostering the advancement of renewable energy sources to fulfill energy demands while mitigating greenhouse gas emissions. Yet, making choices regarding sustainable power generation technologies necessitates a careful consideration of various competing factors like power output, environmental conservation, reliability, sustainability, profitability, economic advantages, and social repercussions. Consequently, a decision-making framework that prioritizes the selection of power generation technologies is essential. This research employs multi-criteria decision-making (MCDM) techniques to rank solutions based on 17 sustainability metrics encompassing economic, social, environmental, and technical dimensions. Furthermore, the CRITIC(CRiteria Importance Through Intercriteria Correlation) weighting method is utilized to impartially assess the chosen solutions. The findings reveal that solar photovoltaic technology received the highest evaluation scores with the MAIRCA (Multi-Attribute Ideal-Real Comparative Analysis) (0.0313), EDAS (Evaluation Based on Distance from Average Solution) (0.8485), and COPRAS (Complex Proportional Assessment) (1.0) methodologies. Hydropower and wind energy technologies also performed admirably in the evaluation. The outcomes of this study offer vital insights for policymakers and renewable energy project investors striving to develop sustainable energy ventures.Hiện nay, các quốc gia đang xây dựng chính sách năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ sản xuất điện bền vững cần phải xem xét sự cân bằng giữa các yếu tố các yếu tố xung đột nhau như sản lượng điện, bảo vệ môi trường, độ tin cậy, tính bền vững cũng như lợi ích kinh tế và các tác động xã hội. Do đó, đòi hỏi một quá trình ra quyết định ưu tiên lựa chọn công nghệ sản xuất điện. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (multi-criteria decision-making - MCDM) để ưu tiên các giải pháp dựa trên 17 chỉ số bền vững, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật. Ngoài ra, phương pháp tính trọng số CRITIC (CRiteria Importance Through Intercriteria Correlation) được sử dụng để đánh giá khách quan các giải pháp lựa chọn. Kết quả cho thấy, công nghệ quang điện mặt trời đạt điểm đánh giá cao nhất với các phương pháp MAIRCA (Multi-Attribute Ideal-Real Comparative Analysis) (0,0313), EDAS (Evaluation Based on Distance from Average Solution) (0,8485) và COPRAS (Complex Proportional Assessment) (1,0). Công nghệ thủy điện và năng lượng gió cũng đạt điểm cao trong đánh giá. Những phát hiện của nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư dự án năng lượng trong việc phát triển năng lượng tái tạo bền vững.