Sự phát triển nhanh chóng của các nguồn điện mặt trời mái nhà trong 5 năm qua tại Việt Nam và định hướng phát triển mạnh mẽ các nguồn này trong tương lai theo Quy hoạch điện 8 đã đặt ra nhiều thách thức trong vận hành lưới điện phân phối. Một trong các thách thức là đảm bảo chất lượng điện áp khi kết nối nguồn điện mặt trời mái nhà. Bài báo trình bày các phương pháp điều kiển công suất phản kháng cho nguồn điện mặt trời mái nhà qua đó giúp đảm bảo điện áp điểm kết nối (PCC) với lưới điện nằm trong giới hạn cho phép theo quy định. Các phương pháp được trình bày và phân tích ưu nhược điểm khi áp dụng. Phương pháp điều khiển công suất phản kháng với hệ số không đổi
phương pháp điều khiển công suất phản kháng theo hàm số phụ thuộc công suất tác dụng phát lên lưới của các nguồn điện mặt trời
và phương pháp điều kiển công suất xét tới sự biến động của điện áp tại điểm PCC. Qua phân tích và đánh giá, phương pháp thứ 3 được lựa chọn. Các kết quả mô phỏng kiểm chứng so sánh hiệu quả phương pháp điều khiển thứ 3 được thực hiện trên phần mềm Matlab/Simulink. Kết quả cho thấy sự hiệu quả của phương pháp điều khiển thứ 3 trong việc đảm bảo điện áp điểm PCC nằm trong giới hạn cho phép.With the rapid development of rooftop solar power sources in the past 5 years in Vietnam and the strong orientation of developing these sources in the future according to the Power Development Plan 8, many challenges in distribution grid operation have arisen. One of the issues is to ensure voltage tolerance when connecting to the rooftop solar power source. This paper presents methods for controlling reactive power for rooftop solar power sources, thereby helping to ensure that voltage at the point of connection (PCC) is within the allowed limits according to relevant regulations. The methods with their advantages and disadvantages are analyzed. There are three methods such as the reactive power control method with constant coefficient
the reactive power control method as a function of the active power output of solar power sources
and the method regulating reactive power as a function of voltage at the PCC point. Through analysis and evaluation, the third method is selected. Matlab/Simulink software was used to simulate and realize the effectiveness of this control method. The simulation results show the effectiveness of the method in ensuring that voltage at the PCC point is within the allowable limit.