Mối liên hệ giữa số tầng và năng suất lao động trong thi công nhà cao tầng / Mối liên hệ giữa sự kiên trì với xu hướng mục tiêu, tiêu điểm kiểm soát của sinh viên đại học quốc gia hà nội / MỐI LIÊN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN PHIÊU SINH THỰC VẬT VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI MỘT SỐ THỦY VỰC TỈNH AN GIANG

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Xuân Lan Đỗ, Giao Nguyễn Thanh, Huy Hoàng Nguyễn, Thanh Hùng Nguyễn, Văn Lượt Nguyễn, Minh Điệp Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 624150 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Xây dựng, Tâm lý học, Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường, 201120172020

Mô tả vật lý: 72-76, 64-76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 480508

Trên cơ sở khảo sát 383 sinh viên, thực trạng mức độ biểu hiện sự kiên trì, xu hướng mục tiêu, tiêu điểm kiểm soát và mối tương quan giữa ba biến số trên ở sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Xu hướng mục tiêu có tương quan thuận với mức độ kiên trì, trong đó xu hướng mục tiêu hướng tới giá trị bên ngoài có tương quan tương đối yếu. Tiêu điểm kiểm soát có tương quan nghịch với mức độ kiên trì và mức độ tương quan yếu.Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần phiêu sinh thực vật và chất lượng nước ở một số thuỷ vực tỉnh An Giang năm 2017-2018. Số liệu về chất lượng nước mặt và phiêu sinh thực vật (PSTV) được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang năm 2017-2018 với 12 vị trí nghiên cứu trên các thuỷ vực sông Tiền, sông Hậu, Bắc Vàm Nao và kênh rạch nội đồng. Chất lượng nước được đánh giá thông qua chỉ số đánh giá chất lượng nước (WQI) với các thông số tính toán bao gồm oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), nitrate (N-NO­3-), lân hòa tan (P-PO43-), amoni (N-NH4+), và Coliforms. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2017-2018 phát hiện được 161 loài tảo với 94 chi thuộc 7 ngành tảo tảo Lam (13,66%), tảo Khuê (24,22%), tảo Lục (24,22%), tảo Mắt (19,88%), tảo Vòng (14,91%), tảo Giáp (1,86%), tảo Vàng (1,24%). Chỉ số đa dạng sinh học (H’) cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các thuỷ vực bị ô nhiễm nhẹ. Chỉ số chất lượng nước (WQI) phân loại nước từ nước bị ô nhiễm nặng đến nước có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Như vậy chỉ số H’ và WQI cho kết quả phân loại chất lượng nước khác nhau. Phân tích BIO-ENVI cho thấy các yếu tố pH, DO, TSS, COD, BOD, N-NO3-, P-PO43-, và coliform có tác động đến thành phần phiêu sinh thực vật. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng về mối liên hệ giữa chất lượng nước và phiêu sinh thực vật để có thể lựa chọn đối tượng quan trắc môi trường nước mặt phù hợp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH