TỔNG HỢP XANH NANO BẠC SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT THÂN CÂY TRẦU RỪNG (PIPER CHAUDOCANUM) NHẰM PHÁT HIỆN LƯỢNG VẾT ION Fe3+ TRONG NƯỚC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN=GREEN SYNTHESIS OF SILVER NANOPARTICLES USING PIPER CHAUDOCANUM STEM EXTRACT FOR DETECTION OF TRACE Fe3+ IN WATER AND ANTIBACTERIAL ACTIVITY

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hải Cao, Xuân Linh Hà, Thị Tâm Khiếu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2024

Mô tả vật lý: tr.367 - 375

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 480590

The synthesis of silver nanoparticles (AgNPs) using plant extracts has been extensively studied for the application of colorimetric detection of metal ions and antibacterial activity. In this study, silver nanoparticles were synthesized using Piper chaudocanum extract, application for the detection of Fe3+ ions. The structure, optical properties and morphology of AgNPs were determined by UV-Vis spectroscopy, FTIR, Raman, XRD, and SEM. The silver nanoparticles are spherical in shape, stabilized by organic compounds present in the Piper chaudocanum extract, with a size range of approximately 4-17 nm. The detection capability to Fe3+ ions by AgNPs was confirmed using UV-Vis spectroscopy. The silver nanoparticles can be utilized for highly sensitive colorimetric detection of Fe3+ with LOD and LOQ values of 0.372 μM and 1.244 μM, respectively. The concentration of Fe3+ in the domestic water sample determined by AgNPs was 30.0 μM. This result affirms the potential use of Piper chaudocanum extract for the synthesis silver nanoparticles and their application in the colorimetric detection of Fe3+ ions in real samples. Moreover, biosynthesized AgNPs exhibited good antibacterial activity.Tổng hợp xanh nano bạc (AgNPs) sử dụng dịch chiết thực vật đã được nghiên cứu rộng rãi nhằm ứng dụng để phát hiện màu các ion kim loại và hoạt tính kháng khuẩn. Trong công bố này, nano bạc được tổng hợp sử dụng dịch chiết thân cây Trầu rừng, ứng dụng để phát hiện màu ion Fe3+. Cấu trúc và hình thái của AgNPs hình thành được xác định bằng phổ UV-Vis, FTIR, Raman, XRD và SEM. Nano bạc có dạng hình cầu, được bền hoá bởi các hợp chất hữu cơ có trong dịch chiết thân cây Trầu rừng, có kích thước khoảng 4-17 nm. Khả năng phát hiện ion Fe3+ của AgNPs được xác định bằng phổ UV-Vis. Các hạt nano bạc có thể dùng để phát hiện màu ion Fe3+ có độ chọn lọc, độ nhạy cao và độ bền tốt với giá trị LOD và LOQ lần lượt bằng 0,372 mM và 1,244 mM. Nồng độ Fe3+ trong mẫu nước sinh hoạt là 30,0 mM. Kết quả này khẳng định có thể sử dụng dịch chiết thân cây Trầu rừng để tổng hợp nano bạc và ứng dụng để phát hiện ion Fe3+ trong mẫu thực. Hơn nữa, AgNPs cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH