Sự phát triển của phương pháp học tập dự án đã mang lại nhiều cơ hội cho giáo viên và sinh viên trong việc thúc đẩy khả năng tự phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm sinh viên đại học tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nhằm khám phá tiềm năng của phương pháp học tập dự án trong việc nâng cao ba kỹ năng mềm quan trọng được cho là có lợi cho sự phát triển bền vững của sinh viên không chuyên ngữ, bao gồm tư duy phản biện, kỹ năng tình cảm xã hội, và kỹ năng tự điều chỉnh. Nghiên cứu này đánh giá thái độ của sinh viên đối với việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong sáu tuần trong một lớp học tiếng Anh không chuyên. Dữ liệu định lượng từ các khảo sát, kết hợp với phỏng vấn bán cấu trúc, được dùng để đánh giá quan điểm của sinh viên về sự cải thiện kỹ năng khi hoàn thành dự án. Kết quả cho thấy sự đồng thuận tuyệt đối từ phía sinh viên về sự phát triển của ba kỹ năng quan trọng này. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu trình bày các đề xuất sư phạm cho giáo viên khi dạy học dự án và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.The rise of project-based learning has presented numerous opportunities for instructors and students in terms of facilitating self-development. This study seeks to explore the potential of the Project-based learning method in enhancing three important soft skills, including critical thinking, social-emotional skill, and self-regulation, which are believed to be beneficial for students’ sustainable development, among non-English-major students in a university in Ho Chi Minh city, Vietnam. This research aims to assess the attitudes of students toward the classroom-based implementation of a six-week Project-based learning in an English as a foreign language classroom. Quantitative data from surveys has been gathered over the project implementation triangulated with semi-structured interviews to gauge students’ perspectives on their skill enhancement after the project. The results indicate a unanimous agreement among students regarding their development of the three crucial skills. Upon these findings, the study presents pedagogical implications for Project-based learning teachers and proposes further paths for research in this area.