Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Hiệu quả của hoạt động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố
đặc biệt là năng lực của giáo viên mầm non. Để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ, giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên và kịp thời. Trong bài báo này, trên cơ sở đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên mầm non, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp này. Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả cho thấy, việc thử nghiệm các biện pháp bồi dưỡng đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên. Sau thực nghiệm, số giáo viên đạt mức khá, tốt ở các nhóm năng lực thành phần tăng mạnh
đồng thời sự khác biệt về năng lực của giáo viên ở thời điểm trước và sau thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, các biện pháp bồi dưỡng được đề xuất có tính khả thi, hiệu quả. Việc áp dụng các biện pháp này có thể giúp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số.Scientific exploration activities are one of the crucial activities in the preschool education program. The effectiveness of this activity is influenced by various factors, especially capacity of preschool teachers. To meet the requirements and objectives of the preschool education program, teachers need to be regularly and promptly developed. In this article, based on proposing several measures, we aim to evaluate the effectiveness of these measures. The primary method used in the study are the qualitative and quantitative research method. The research results show that the application of experimental measures has significantly improved the organizational skills of teachers. After experiment, the number of teachers achieving good and very good levels in various skill components increased significantly. Additionally, the difference in teachers' skill levels before and after the experiment is statistically significant. This indicates that the proposed measures are feasible and effective. The application of these measures can enhance the ability to organize scientific exploration activities of teachers in preschools in ethnic minority areas.