Thực trạng và giải pháp quản lý không gian ngầm tại TP.HCM: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại Quận 1=Current situation and solutions for management of urban underground space in ho chi minh city: A case study of Qistrict 1

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lâm Nguyễn, Nhựt Duy Phan, Võ Công Dung Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Xây dựng, 2024

Mô tả vật lý: tr.131

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 485195

 Không gian ngầm được xem là một trong các thành phần quan trọng của đô thị trong quá trình phát triển nhất là khu trung tâm. Đây được xem là một nguồn lực và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa được khai thác hiệu quả và cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong công tác quản lý tại nhiều đô thị. Thông qua bài học kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới, cùng các phân tích thực trạng phát triển không gian ngầm cho khu vực nghiên cứu điển hình tại Quận 1, TP.HCM, bài viết nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển không gian ngầm, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý mang tính chiến lược nhằm giúp địa phương khai thác các tiềm năng phát triển. Với tỷ lệ phần tầng ngầm hiện nay tại một số công trình tiêu biểu trung bình chỉ khoảng 10-15% (so với phần nổi), có độ sâu tối đa được cấp phép đến năm 2024 là 5 tầng được nhận định còn hạn chế về mặt số lượng lẫn chiều sâu so với các đô thị khác trên thế giới. Do đó, nghiên cứu này đề xuất chia thành ba phân lớp với các độ sâu khác nhau lần lượt là 15m, 35m và lớn hơn 35m
  phân lớp 2 (tầng hầm 6-8, tương ứng khoảng âm 15-25m) được chú trọng đề xuất khả năng cho phép phát triển, khai thác hiệu quả không gian đô thị nhằm giải quyết một số vấn đề bức thiết do diện tích trên mặt đất tại khu trung tâm, và có thể được bố trí cho không gian chuyển tiếp - kết nối với không gian ngầm của đô thị (phân lớp 3). Các đề xuất này được kỳ vọng có thể được tham khảo triển khai thí điểm cho TP.HCM và một số đô thị khác tại Việt Nam. Từ khóa: Không gian ngầm đô thị
  quản lý phát triển
  quy hoạch đô thị.Underground space is one of the important components of urban development, especially in the central area. This type of space is considered a resource and competitive advantage but has not been developed effectively, and poses many challenges and difficulties to management of many cities. Through the lessons from experiences of some cities in the world, to be applied for the case study area in district 1 in Ho Chi Minh City (HCMC), this article will present a review of the current situation of underground space development, and solutions to potential development. With the current ratio between ground levels and underground levels around 10-15% (with the maximums of 5 floors of basement), this can be seen as a strict assessment of permission compared to other cities worldwide. Thus, this study proposes divisions of into three layers with different depths of 15m, 35m and deeper than 35m respectively. Layer 2, corresponding to spaces of 15- 25m depth, is proposed for potential development to deal with the problems of insufficient lands for public services, such for parking, and also can be arranged for connecting spaces to urban underground space (layer 3). These proposals are expected to be implemented in Ho Chi Minh City and some other urban areas in Vietnam. Key words: Urban underground space
  urban development management
  urban planning.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH