Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được coi là đòn bẩy quan trọng để tạo ra tăng trưởng kinh tế và giảm tác động đến môi trường. Cho đến nay, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp để thúc đẩy nền KTTH. Nghiên cứu phân tích kinh nghiệm phát triển Bộ chỉ tiêu đo lường KTTH của Trung Quốc nhằm làm cơ sở khoa học cho ứng dụng và phát triển Bộ chỉ tiêu này ứng với tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá về phát triển KTTH (EIS) của Trung Quốc (2007 & 2017), với các chỉ số như: Năng suất tài nguyên chính (PRP) và hiệu quả môi trường (EE), được phân tích chi tiết, nhấn mạnh vai trò của phân tích dòng vật liệu (MFA). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức trong việc thu thập dữ liệu và áp dụng EIS vào bối cảnh khác nhau, đặc biệt là ở Việt Nam. Việc xây dựng hệ thống chỉ số hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu chính sách, khả năng tiếp cận dữ liệu, và sự tham gia của nhiều bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch, khả thi và hiệu quả lâu dài.This study provides a foundation for building a system of indicators to measure the effectiveness of circular economy (CE) policies, drawing on practical experiences and lessons from China. The transition to a CE requires a comprehensive measurement system that reflects both resource use efficiency and pollution reduction. The study analyzes various methodologies, including EW-MFA, LCA, and CF, along with their respective strengths and limitations. China's EIS indicator system (2007 & 2017), with indicators such as PRP and EE, is analyzed in detail, highlighting the role of Material Flow Analysis (MFA). However, the paper also points out the challenges in data collection and the applicability of the EIS in different contexts, particularly in Vietnam. Building an effective indicator system requires careful consideration of policy objectives, data accessibility, and the involvement of multiple stakeholders to ensure transparency, feasibility, and long-term effectiveness.