Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Nghệ An năm 2024=Pain status in patients after upper limb orthopedic surgery at Nghe An Orthopedic Hospital in 2024

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hương Mai, Thị Lan Anh Mai

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 2024

Mô tả vật lý: tr.162-170

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 485940

 Mục tiêu: Mô tả thực trạng đau của người bệnh của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Nghệ An năm 2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 150 người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại Khoa Chi trên, Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình Nghệ An từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 6 năm 2024. Bộ công cụ: Nghiên cứu sử dụng bảng kiểm đau rút gọn (Brief Pain Inventory-BPI) để đánh giá mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật. Sử dụng thang đo mức độ lo âu (HADS-A) để đo lường mức độ lo âu của người bệnh. Sử dụng bộ công cụ Social support instrument ENRICHD (ESSI để đánh giá về yếu tố hỗ trợ xã hội đối với người bệnh. Kết quả: Tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu này lần lượt là 67,3% và 32,7%. Tuổi trung bình của người bệnh 45,7± 15,8, nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi, lớn tuổi nhất là 77 tuổi. Người bệnh có trình độ phổ thông (66,7%). Đa số người bệnh đã kết hôn chiếm 76,7%. Tổng điểm đau trung bình của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật lần lượt (27,2 ± 2,3
  22,9 ± 2,3
  18,3 ± 2,2). Kết luận: Trong 72 giờ đầu phẫu thuật kết hợp xương chi trên, mức độ đau của người bệnh đau nhiều nhất trong 24 giờ đầu, giảm dần vào ngày thứ hai và đau ít hơn vào ngày thứ ba. Để giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên, nên thực hiện quản lý đau kịp thời và liên tục, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ tâm lý và chăm sóc vết thương để tối ưu hóa sự hồi phục và giảm thiểu sự khó chịu cho người bệnh.Objective: To describe the pain experience of patients after upper extremity fracture fixation surgery at Nghe An Hospital for Traumatology and Orthopedics in 2024. Participants and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 150 patients who underwent upper extremity fracture fixation at the upper extremity department of the Hospital from April 2024 to June 2024. The study used the Brief Pain Inventory (BPI) to assess the level of pain in patients post-surgery. The Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS-A) was used to measure patient’s anxiety levels. The Social Support Instrument ENRICHD (ESSI) by Mitchell PH was used to evaluate social support factors affecting the patients. Results: The study sample included 67.3% males and 32.7% females, with a mean age of 45.7 ± 15.8 years, ranging from 18 to 77 years. Most patients had a high school education (66.7%) and were married (76.7%). The average pain scores of patients in the first 72 hours after upper extremity fracture fixation were (27.2 ± 2.3
  22.9 ± 2.3
  18.3 ± 2.2) respectively. Conclusion: Within the first 72 hours after upper extremity fracture fixation, the pain was most severe in the first 24 hours, decreased progressively on the second day, and was less on the third day. To effectively manage pain after upper extremity fracture fixation, timely and continuous pain management, combined with psychological support and wound care, is recommended to optimize recovery and minimize discomfort for patients
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH