Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022 nhằm xác định tỷ lệ lưu hành của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) tại tỉnh Hậu Giang. Đã sử dụng phương pháp ELISA và realtime-PCR để xác định sự hiện diện của virus gây bệnh ASF (ASFV). Kết quả nghiên cứu cho thấy, kháng thể kháng ASFV đã được phát hiện với tỷ lệ 0,55% trong tổng số 360 mẫu huyết thanh heo. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm ASFV trên đàn heo tại tỉnh Hậu Giang bằng phương pháp realtime-PCR cho thấy tỷ lệ hiện diện của ASFV tại huyện Châu Thành A là 18,75%
huyện Vị Thủy là 39,58%
huyện Long Mỹ là 41,67%
thị xã Long Mỹ là 39,58%
huyện Phụng Hiệp là 25,00% và thành phố Ngã Bảy là 18,75%. Kết quả phân tích phả hệ di truyền của các chủng ASFV thực địa cho thấy các chủng ASFV đang lưu hành tại tỉnh Hậu Giang nằm cùng phân nhánh với các chủng ASFV đang lưu hành tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác tại Việt Nam. Tất cả các chủng ASFV thực địa đều thuộc kiểu gen II và có mối quan hệ di truyền gần gũi với các chủng ASFV đang lưu hành phổ biến tại Đông Âu, Nga, Trung Quốc và các nước Đông Á khác.This study was conducted from January to December 2022 to determine the prevalence of African swine fever (ASF) disease in Hau Giang province. ELISA and realtime-PCR methods were used to determine the prevalence of ASF virus (ASFV). The studied results showed that ASFV resisted antibodies were detected at a rate of 0.55% in a total of 360 pig serum samples. The ASFV infection rate of pigs by using the realtime-PCR method in Chau Thanh A district was 18.75%, in Vi Thuy district was 39.58%, in Long My district was 41.67%, in Long My town was 39.58%, in Phung Hiep district was 25.00% and in Nga Bay city was 18.75%. The result of phylogenetic analysis of the field ASFV strains showed that ASFV strains circulating in Hau Giang province were located in the narrow branch of ASFV strains circulating in the Mekong Delta and other provinces in Viet Nam. All the field ASFV strains belonged to genotype II and were genetically closely related with ASFV strains commonly circulating in Eastern Europe, Russia, China, and other East Asian countries.