Được xác định là một trong những nội dung quan trọng của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), vấn đề nhà ở và quyền có nhà ở thích đáng đang là vấn đề "nóng" của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà ở, trước hết có thể xem là nhu cầu căn bản của con người để tồn tại và phát triển
thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và cao hơn nữa, nhà ở như là một quyền của con người cần được đảm bảo. ở nước ta, đảm bảo quyền có nhà ở cho người dân luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, quyền này ở nước ta về cơ bản đã được đảm bảo. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xét trên các phương diện được đề cập trong nội hàm của quyền có nhà ở thích đáng cho thấy, vẫn còn một số vấn đề cần qun tâm.Mô tả thực trạng rác thải tại 2 trường THCS tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập dữ liệu rác thải trong 5 ngày và kiểm toán rác thải theo phương pháp của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF-Việt Nam). Kết quả Trung bình 01 ngày, 2 trường thải ra 23,4 kg rác
chiếm thể tích 967,3 lít
với số lượng 1910 cái (riêng rác hữu cơ và giấy không đếm). Lượng rác thải nhựa giá trị thấp chiếm tỷ lệ cao nhất về cả khối lượng, thể tích và số lượng (lần lượt 49%
63% và 81%). Kết luận Kết quả trên cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nhựa nghiêm trọng có phần đóng góp lớn từ rác thải trường học. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đề xuất các hoạt động truyền thông cho giáo viên - nhân viên và học sinh nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thay đổi hành vi tiến tới không rác nói chung và không rác nhựa nói riêng trong trường học và gia đình.