Tài nguyên nước khoáng nóng vùng sơn kim (hà tĩnh) và triển vọng khai thác - sử dụng chúng vào các mục đích kinh tế - xã hội / Tài nguyên nước thải và lợi ích khi tái sử dụng nước thải

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đoàn Thuỵ Kim Phương, Thị Lợi Nguyễn, Văn Luyện Nguyễn, Đức Tín Quách

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 627363.7 Hydraulic engineering

Thông tin xuất bản: Địa chất, Môi trường, 20102023

Mô tả vật lý: 107-118, 41-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 486944

Nhiều điểm xuất lộ nước khoáng nóng như: Sơn Kim, Ngâm Thép, Rào Mắc, Quân khu 4, Hà Tân, Khe Tre, Trạm 5, đều nằm trên địa phân xã Sơn Kim của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Các nguồn nước khoáng nóng này có hợp phân ion chính là HCO3 và Na, thuộc loại hình hóa học bicarbonat natri với nhiệt độ thay đổi từ 30 độ C (nguồn trạm 5) đến 78 độ C (nguồn Sơn Kim). Nguồn Sơn Kim được xếp vào loại hình nước khoáng nóng silic-flour-sulfur hydro, các nguồn Ngầm Thép, Quân khu 4, Khe Tre, Trạm 5 được xếp vào loại hình nước khoáng nóng silic. Các nguồn nước khoáng nóng này hiện nay đang được khai thác, sử dụng với mục đích diều dưỡng, chữa bệnh và đóng chai làm nước giải khát. Với chất lượng tốt, nhiệt độ cao và sự có mặt của các thành phần đặc hiệu, nước khoáng nóng Sơn Kim rất có giá trị về mặt dược lý cũng như triển vọng phát triển một trung tâm thủy liệu pháp. Bên cạnh đó, với nhiệt độ khá cao như: nguồn Sơn Kim (78 độ C), nguồn Rào Mắc (61 độ C) thì khả năng khai thác địa nhiệt từ các nguồn này là rất khả quan. Không chỉ vậy, nguồn nước khoáng nóng Sơn Kim còn là nơi có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của huyện.Gia tăng dân số và đô thị hóa đã gây ra áp lực lớn đối với nguồn tài nuyên nước. Hiện nay, 1/3 dân số toàn cầu đang phải sống ở những khu vực khan hiếm nước. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới là đẩy nhanh hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, đồng thời khai thác tiềm năng của nước thải, biến nước thải trở thành nguồn tài nguyên có giá trị, phục vụ nền kinh tế tuần hoàn (KTTH). Tháng 8/2023, thông qua Báo cáo “Nước thải - Biến vấn đề thành giải pháp”, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã “tái định vị” nước thải như một cơ hội của KTTH, xem nó là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, bảo tồn và quản lý bền vững. Theo Báo cáo, nước thải không được xử lý đúng cách là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học và là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Nhưng khi được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, nước thải có thể trở thành nguồn tài nguyên có giá trị, có thể tái sử dụng, giúp giảm thiểu chi phí xử lý ô nhiễm và bảo vệ hệ sinh thái. Bài viết nêu lên lợi ích của việc tái sử dụng nước thải, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp để tăng cường tái chế, tái sử dụng nước thải trên toàn cầu trong thời gian tới.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH