ở Việt Nam, mua sắm công hay còn gọi là mua sắm chính phủ chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP (từ 7 phần trăm năm 2007 tăng lến đến 22 phần trăm năm 2010 - theo một tài liệu của MUTRAP (2010) con số này có thể lên tới 36 phần trăm) nhưng đã trở thành một trong những khoản chi tiêu nợ công cao và lạm phát cao. Vì vậy, chi tiêu chính phủ ở Việt Nam bao gồm những khon mua sắm công được xác định là một lĩnh vực cấp bách cần phi được cải cách. Cải cách chi tiêu chính phủ cũng là một trong ba trụ cột tái cấu trúc nền kinh tế được xác định bởi chính phủ Việt Nam hậu khủng hoảng năm 2008, trong hoàn cảnh các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng theo chiều rộng đã đạt tới hạn. Với thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại tự do với quy mô và mức độ sâu rộng chưa từng có, việc gắn kết chi tiêu công vào những tiêu chuẩn quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do là một công cụ rất hữu ích để thúc đẩy quá trình kể trên. Thực tế, Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) trong đó có một chương nói về Mua sắm công và đồng thời đang là quan sát viên của Hiệp định mua sắm công WTO(GPA). Do đó, dưới góc độ kinh tế cũng như chính trị, Việt Nam có một động lực rất lớn để gia nhập hiệp định GPA để thúc đẩy hơn nữa tính hiệu quả của mua sắm công nói riêng và chi tiêu chính phủ nói chung. Tham gia hiệp định GPA không chỉ mang đến lợi ích mà còn có chi phí cho các nước thành viên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về mua sắm công và hiệp định GPA cũng như hệ thống mua sắm công tại Việt Nam, đồng thời đánh giá việc gia nhập, thực thi các điều khoản của GPA sẽ tác động ra sao tới nền kinh tế Việt Nam.