Văn học trào phúng Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học dân tộc nhưng phải đến cuối thời kỳ trung đại, nhất là khoảng giữa thế kỷ XIX, mới thực sự phát triển thành một nhánh riêng với những nét đặc thù, độc đáo, góp tiếng nói mạnh mẽ vào sự vận động và phát triển của văn học nước nhà. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học trào phúng giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giai đoạn được coi là quan trong nhất của sự phát triển vượt bậc dòng văn học trào phúng Việt Nam, trong đó những công trình văn học sử có ý nghĩa quan trong trong việc khảo sát, đúc kết và đánh giá những thanh tựu, hạn chế của dòng văn học này đặt trong mói tương quan với những lĩnh vực khác và với chính nó trong những giai đoạn khác nhau. Bài viết khái quát hai lĩnh vực nghiên cứu nổi bật của những công trình văn học sử về văn học trào phúng giai đoạn này, đó là: nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội và nghiên cứu về văn học trào phúng Việt Nam như một dòng riêng, trên cơ sở đó khẳng định văn học trào phúng giai đoạn này đã tiến triển thêm một bước đáng kể, trở thành một trào lưu, một khuynh hướng sáng tác, có những tiếng nói quan trọng riêng đóng góp vào sự phát triển của văn học nói chung.