Việc đánh thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua, do Việt Nam chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý về khía cạnh này. Bài viết sẽ bàn rõ hơn vấn đề trên, từ đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế đối với chuyển nhượng vốn gián tiếp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 300 nghìn hộ kinh doanh dịch vụ. Công tác quản Ịý thuế đối với hộ kinh doanh nói chung và hộ kinh doanh dịch vụ nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, dẫn tới số thu thuế chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của hộ kinh doanh dịch vụ (chỉ chiếm khoảng 1,6% nguồn thu ngân sách nhà nước). Do vậy, việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ là vấn đề đang đặt ra. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quản lý thuế đối với các hô kinh doanh lĩnh vực nàỵ, bài viết đưa ra một số bài hoc cho Việt Nam.Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, yếu tố nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất phải được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, cần phải có một kế hoạch đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, cung cấp đúng, đủ số lượng, quy cách và chủng loại, trên cơ sở đó mới nâng cao được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị mua nguyên vật liệu vì vậy trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất. Bài viết tập trung phân tích một số vấn đề về thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất, qua nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long (sau đây gọi tắt là Viglacera Thăng Long).