Đánh giá ảnh hưởng của bùn cát từ hệ thống sông, suối trên lưu vực đến bồi lấp đầm lập an, tỉnh thừa thiên huế / Đánh giá ảnh hưởng của các loại thảo dược lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Quỳnh Bùi, Đức Dũng Lê, Nguyễn Thiên Phúc Lê, Lê Tuấn Nguyễn, Minh Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 627639 Hydraulic engineering

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 20172022

Mô tả vật lý: 56-62, 73 - 80

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 487970

 Đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, đầm có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, có diện tích mặt nước khoảng 16,17km2. Hiện nay các tác động từ hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đầm và từ hệ thống lưu vực sông xung quanh đầm làm cho đầm bị bồi lấp ngày càng nhanh. Sự bồi lấp đầm làm cho việc trao đổi nước giữa đầm và biển ngày càng giảm, gia tăng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng và hệ sinh thái đang có trong đầm. Do đó, yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần có các nghiên cứu và đánh giá cụ thể về thực trạng và nguyên nhân bồi lấp đầm Lập An, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ việc bồi lấp đầm gây ra. Bài báo này tập trung vào việc đánh giá lưu lượng dòng chảy, lượng bùn cát vận chuyển từ lưu vực thông qua hệ thống sồng suối xuống đầm Lập An qua việc ứng dụng mô hình SWAT. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để đánh giá lượng bùn cát gây bồi lấp đầm Lập An và nguyên nhân gây ra bồi lấp này.Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết của các loại thảo dược phối trộn vào thức ăn viên công nghiệp lên tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức bao gồm i) Tỏi (Allium sativum)-, ii) Trà xanh (Camellia sinensis)-, iii) Rau má (Centella asiatica)-, iv) Trầu không (Piper betle)
  v) Lá lốt (Piper sarmentosum). Đối chứng là thức ăn viên cùng loại nhưng không trộn thảo dược. Sau 90 ngày nuôi thí nghiệm, nghiệm thức sử dụng rau má, trầu không và tỏi có kết quả cao nhất ở tất cả các chỉ tiêu khảo sát, bao gồm khối lượng gia tăng, tỷ lệ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tỷ lệ sống. Hệ số chuyển hóa thức ăn của tôm nuôi ở các nghiệm thức này cũng thấp hon các nghiệm thức còn lại. Tất cả chỉ tiêu khảo sát của nghiệm thức rau má, trầu không và tỏi đều sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (<
  0,05). Đối với chỉ tiêu chất lượng thịt, hàm lượng đạm thô của tôm ở nghiêm thức sử dụng trầu không, rau má và tỏi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tôm đối chứng (<
  0,05), trong đó cao nhất là trầu không và rau má. Hàm lượng béo thô ở tất cả nghiệm thức sử dụng thảo dược đều thấp hơn đáng kể so với đối chứng (<
  0,05). Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng trầu không, rau má và tỏi trong nuôi tôm chân trắng nhằm cải thiện các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH