Đánh giá tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá chẽm (lates calcarifer) trong ao ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Hà Lê, Văn Khánh Lý, Ngọc Hải Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Agu international journal of sciences, 2016

Mô tả vật lý: 60-71

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 487999

Nuôi quảng canh cải tiến có diện tích bình quân 1,4 ha/ao, độ sâu 0,8-1,2m. Cá giống có kích cỡ 5-6 cm/con được thả nuôi với mật độ thả 0,06 con/m2, kết hợp với một số đối tượng thủy sản khác. Sau thời gian nuôi từ 7-10 tháng cá đạt kích cỡ 0,6 kg/con, với tỉ lệ sống 48 phần trăm và năng suất nuôi đạt 0,2 tấn/ha/vụ. Đối với nuôi công nghiệp, mô hình này tập trung ở Bến Tre, Tiền Giang và Sóc Trăng với hình thức là công ty hay trang trại lớn. Mật độ thả trung bình 5 cin/m2 (dao động 3-6 con/m2). Sau thời gian nuôi 9-15 tháng, cá đạt 0,8 - 1,0 kg/con được thu hoạch với năng suất trung bình 26 tấn/ ha/ vụ (dao động 12-31 tấn/ ha/ vụ. Chi phí đầu tư trong 2 mô hình quảnh canh và công nghiệp lần lượt là 27.900 đồng/kg và 58.200 đồng/ kg cá, với giá bán cá thương phẩm đạt 48.700 đồng/kg và 52.200 đồng/kg. Mô hình quảng canh có mức đầu tư thấp, lợi nhuận đạt 21.600 đồng/kg cá, trong khi mô hình công nghiệp lỗ 6.200 đồng/kg, tương ứng tỉ suất lợi nhuận lần lượt là 81 phần trăm và 9 phần trăm (tỉ lệ hộ nuôi có lãi tương ứng 87 phần trăm và 35 phần trăm). So sánh giữa các địa phương, người nuôi cá chém tại Bạc Liêu và Trà Vinh thua lỗ nhiều nhất. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận trong mô hình nuôi thâm canh cũng được phân tích.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH