Bài viết đánh giá và xếp loại mức độ tự chủ hiện nay của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng như vai trò của Nhà nước (thông qua hệ thống chính sách) trong việc thực hiện chiến lược tự chủ đại học của Việt Nam (thể hiện ở 5 mức độ khác nhau: Rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp). Kết quả khảo sát và phân tích định lượng cho thấy: Đa số các trường đại học của Việt Nam có mức độ tự chủ tương đối thấp, đặc biệt tự chủ về các lĩnh vực tài chính và nhân sự còn rất thấp
Các trường đại học đang trong lộ trình tiến tới tự chủ toàn diện. Bên cạnh đó, bài viết cũng phản ánh quy luật: Mức độ tự chủ đại học và mức độ can thiệp của Nhà nước (thông qua hệ thống chính sách và công cụ quản lí) tỉ lệ nghịch với nhau. Đồng thời, phương thức quản lí của Nhà nước đối với giáo dục đại học cũng đang có sự dịch chuyển dần dần từ mô hình quản lí kiểm soát sang giám sát kiến tạo. Trên cơ sở đánh giá vai trò nêu trên của Nhà nước, tác giả kiến nghị: Đối với Nhà nước: Xây dựng và kiến tạo một số trường đại học đẳng cấp quốc tế trong bối cảnh của Việt Nam
Chuyển đổi mô hình quản lí từ kiểm soát sang giám sát
Tăng tính hiệu lực, hiệu quả của quản lí Nhà nước, giảm sự can thiệp của Nhà nước đối với các đại học. Đối với các cơ sở giáo dục đại học: Chủ động, tích cực và sáng tạo, xác định những thời cơ và thách thức trong tự chủ đại học
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo
Tăng cường sự minh bạch và giải trình xã hội.This article evaluates and classifies the current degree of higher education institution autonomy in Vietnam as well as the Vietnamese State's role (through the policy system) in implementing the self-governance's strategy. The results of quantitative survey-based research show that most of Vietnamese universities are at low levels of autonomy, especially in the areas of finance and human resources management. These higher education are still in progress to get comprehensive autonomy. The article also point out that the degree of university aunomy and the degree of the State intervention (through the policy systems and management tools) are inversely proportional.