Biến đổi xã hội ở Việt nam là một quá trình "biến đổi kép", không chỉ là chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang nền văn minh công nghiệp và hiện đại mà đồng thời còn là sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước rồi đến nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Biến đổi cấu trúc xã hội, biến đổi phân tầng xã hội, biến đổi thiết chế xã hội/thể chế xã hội, biến đổi quan hệ xã hội, biến đổi hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội, biến đổi nhu cầu lợi ích, biến đổi tâm lý xã hội mô hình hành vi và lối sống, biến đổi cấu trúc lao động, biến đổi hệ thống phúc lợi xã hội và mạng lưới an sinh xã hội... là những biến đổi xã hội điển hình sâu sắc nhất ở Việt nam trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Nhận diện rõ các chiều cạnh của biến đổi xã hội là cơ sở để quản lý phát triển xã hội hiệu quả và bền vững.