Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy trang thiết bị đối tượng được phát nhiều nhất là tài liệu truyền thông (97,8%). Chỉ một số ít có các công cụ để làm mẫu (1,7%) và loa cầm tay (0,4%). Phần lớn tài liệu truyền thông được cung cấp chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của nhân viên y tế thôn bản (42,4%), có 41,1% số tài liệu đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Các hình thức truyền thông hay được nhân viên y tế thôn bản sử dụng là nói chuyện sức khỏe (58,9%), thăm hộ gia đình (333,3%), hình thức thảo luận nhóm và tư vấn ít được sử dụng hơn (6,5% và 1,3%). Những khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất mà nhân viên y tế thôn bản thường gặp khi thực hiện các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe là thiếu kinh phí (82,7%). Sự phối hợp giữa nhân viên y tế thôn bản với cán bộ khác ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%), có 8,7% sự phối hợp này ở mức chưa tốt. Nhân viên y tế thôn bản ít khi thực hiện lồng ghép các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe chiếm tỷ lệ cao 55,9% và không thực hiện lồng ghép bao giờ chiếm tỷ lệ thấp (1,4%).The study was conducted to describe the status of health communication - education activities of village health workers in Trung Khanh district, Cao Bang province in 2017. The results of the study showed that the target equipment was distributed a lot. especially communication materials (97.8%). Only a handful have tools for modeling (1.7%) and portable speakers (0.4%). Most of the communication materials provided only meet part of the needs of village health workers (42.4%), 41.1% of the documents meet the actual needs. Commonly used communication methods for village health workers are health talk (58.9%), household visits (333.3%), group discussion and consultation are rarely used. more (6.5% and 1.3%). The difficulties that make up the highest rate that village health workers often face when carrying out health communication and education activities are lack of funding (82.7%). The coordination between village health workers and other officials at a good level accounted for the highest proportion (68.8%), with 8.7% of this coordination at a low level. Village health workers rarely integrate health communication - education activities with a high proportion of 55.9% and non-integrated health workers never make up low proportion (1.4%).