Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng cung cấp lên của đất đối với hấp thu lân của cây trồng áp dụng phương pháp khuếch tán qua màng (DGT- Deffusive Gradient in Thin Films), đánh giá tương quan giữa hàm lượng P hấp thụ phân tích bằng phương pháp DGT với P hữu dụng trong đất và P hòa tan trong dung dịch đất Bạc Liêu và Cần Thơ, Mẫu đất được thu thập trên các ruộng áp dụng bón các liều lượng P khác nhau, bao gồm: Không bón lân, bón 40 kg P2O5/ha và bón 60 kg P2O5/ha. Công cụ DGT có cấu tạo gồm ba lớp gel được đặt trực tiếp lên bề mặt của đất trong vòng 24h để hấp thu P phóng thích ra từ trong dung dịch đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5,/ha có tốc độ cung cấp P nhanh hơn nghiệm thức bón 60 kg 2,0 /ha trên cả hai loại đất tại Bạc Liêu và Cần Thơ, Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa tốc độ cung cấp P của đất ở các nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5/ha so với nghiệm thức bón theo liều lượng của nông dân (P>
0,05). Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan chặt giữa hàm lượng P phân tích bằng phương pháp DGT với hàm lượng P hữu dụng trong đất bằng phương pháp Olsen (>
0,73) và P hòa tan trong dung dịch đất (r>
0,95). Phương pháp DGT có thể thay thế các phương pháp truyền thống như Olsen và Malachite Green để phân tích hàm lượng P hữu dụng trong đất. Áp dụng phương pháp DGT có thể đánh giá chính xác lượng P phóng thích từ dung dịch đất cho cây trồng hấp thu, qua đó tăng hiệu quả sử dụng phân P trong canh tác lúa.The study was conducted to evaluate the ability of soil uptake to phosphorus uptake by plants using diffusion method (DGT-Deffusive Gradient in Thin Films), to evaluate the correlation between the amount of P uptake. Acceptance analysis by DGT method with effective P in soil and soluble P in Bac Lieu and Can Tho soil solutions. Soil samples were collected from fields applying different doses of P, including: No fertilizing. phosphate, fertilizing 40 kg P2O5 / ha and fertilizing 60 kg P2O5 / ha. The DGT tool is made up of three gel layers placed directly on the surface of the soil within 24 hours to absorb P released from the soil solution. Experimental results showed that, the treatment without phosphorus and applying 40 kg of P2O5, / ha had a faster P supply rate than the application of 60 kg 2.0 / ha on both soil types in Bac Lieu and Can Tho. However, there was no statistically significant difference between the rates of P supply of the soil in the phosphate-free treatments and 40 kg of P2O5 / ha compared to the treatments applied by farmers (P>
0, 05). The results also showed a strong correlation between the P content analyzed by DGT method and the P content in soil by Olsen method (>
0.73) and P dissolved in soil solution (r>
0 , 95). The DGT method can replace traditional methods such as Olsen and Malachite Green for analyzing soil P content. Applying DGT method can accurately assess the amount of P released from soil solution for uptake crops, thereby increasing the efficiency of using P fertilizer in rice cultivation.