After the Second World War, with a newly established order, the international context has had a strong impact on domestic and foreign relations policies of countries around the world. The Cold War "did not create all but shape many things with the world divided into two poles: some countries followed the socialist path, while most countries chose to follow However, it is in this context with the difficulties and challenges set in the country, with the role of Indian architect Jawaharlal Nehru, India has chosen a peaceful foreign policy, neutral, unaffiliated, opposed to the Cold War, anti-colonialism to meet the country's demands after independence, in other words, India's foreign policy was independent in 1947-1964 has the personal mark of senior leader Jawaharlal Nehru not only in the basic contents but also in the goals, principles and approaches.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với một trật tự mới được thiết lập, bối cảnh quốc tế đã có những tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội cũng như quan hệ đối ngoại của các nước trên thế giới. Chiến tranh Lạnh "không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ với việc thế giới bị phân chia thành hai cực: một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong khi đa số các quốc gia lựa chọn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh đó cùng với những khó khăn, thách thức đặt ra trong nước, với vai trò của kiến trúc sư Jawaharlal Nehru, Ấn Độ đã lựa chọn chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, không liên kết, phản đối Chiến tranh Lạnh, chống chủ nghĩa thực dân nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đất nước sau ngày độc lập. Hay nói cách khác, chính sách đối ngoại của Ấn Độ độc lập trong giai đoạn 1947-1964 mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà lãnh đạo cấp cao Jawaharlal Nehru không chỉ trong những nội dung cơ bản mà cả mục tiêu, nguyên tắc và phương cách tiếp cận.