Chi trả tiền gửi được bảo hiểm là biện pháp cuối cùng mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tiến hành đề bảo vệ người gửi tiền và góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ thống ngân hàng. Được quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg cua Thủ tướng Chính phủ, hạn mức trả tiền bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Theo quy định của Luật BHTG, khoản tiền gửi được bảo hiểm vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG. Khác với các loại hình bảo hiểm khác, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là một định chế tài chính đặc biệt do Chính phủ thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động của BHTGVN nhằm đưa chính sách đảm bảo an sinh xã hội trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống (thường gọi là chính sách BHTG). Luật BHTG năm 2012 quy định: BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Bài viết sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.