Để xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve trên chó nuôi tại quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội và áp dụng biện phòng trị ve có hiệu quả, chúng tôi đã khám và thu thập ve ký sinh trên cơ thể của 493 chó nuôi tại 4 phường của quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, trong 493 chó có 169 chó nhiễm ve, chiếm tỷ lệ 34,28%
cường độ nhiễm biến động từ 3 - 205 ve/chó
chó trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm ve cao hơn chó dưới 12 tháng tuổi
tỷ lệ nhiễm ve theo tính biệt của chó có sự sai khác không đáng kể
chó nội có tỷ lệ nhiễm ve cao hơn chó ngoại (chó nội có tỷ lệ nhiễm 48,42%, chó ngoại chỉ nhiễm 18,75%)
ở vụ Thu - Đông tỷ lệ chó nhiễm ve và số lượng ve ký sinh/chó cao hơn nhiều so với vụ Xuân - Hè (có 29,08% chó nhiễm ve ở vụ Xuân Hè và 41,23% chó nhiễm ve ở vụ Thu - Đông). Ve ký sinh trên chó gồm 2 loài: Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus
trong đó, loài Rhipicephalus sanguineus có tỷ lệ nhiễm là 20,69%
loài Boophilus microplus có tỷ lệ nhiễm là 13,59%. To identify some of the epidemiological characteristics of ticks in dogs raised in Tay Ho district - Hanoi city and to apply effective tick prevention, we examined and collected parasitic ticks on the bodies of 493 dogs in 4 wards of Tay Ho district - Hanoi city. The results showed that, out of 493 dogs, there were 169 dogs infected with ticks, accounting for 34.28%
the infection intensity ranged from 3 to 205 ticks per dog
the prevalence of dogs aged over 12 months was higher than that in dogs below 12 months of age
the prevalence was not significantly different according to sex
the prevalence in domestic dogs was higher than that in foreign dogs (48.42% and 18.75%, respectively)
in the Autumn- Winter season, the percentage of dogs infected with ticks and the number of ticks per dog was much higher than that in the Spring - Summer season (29.08% and 41.23%, respectively)
in our research, we identified 2 species of ticks: Rhipicephalus sanguineus and Boophilus microplus. Among them, dog were infected mostly by Rhipicephalus sanguineus (20.69%) and Boophilus microplus had infectious rate of 13.59%.