Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai bộ dữ liệu bảng từ năm 2001 đến 2017 cho các nước ASEAN và từ 1997 đến 2017 cho các nước công nghiệp phát triển G7. Sau đó, tác giả kiểm soát sự không đồng nhất trong mẫu quan sát và loại trừ các sai lệch tiềm năng nhằm đảm bảo tính vững và độ tin cậy của mô hình kinh tế bằng cách xây dựng mô hình dữ liệu bảng động (dynamic panel model) và phương pháp ước lượng GMM. Kết quả thực nghiệm cho thấy Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Thương mại tự do đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của ASEAN. Trong trường hợp của G7, kết quả ước lượng cho thấy Đầu tư trực tiếp nước ngoài không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế của G7 là Tự do hóa thương mại và Đầu tư trong nước. Chi tiêu chính phủ, Tăng trưởng dân số và cuộc Khủng hoảng toàn cầu năm 2008 là những yếu tố làm giảm tăng trưởng kinh tế của G7.