Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến sinh trưởng và năng suất lạc tại nghệ an

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mai Vi Ngô, Thị Thu Hiền Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 635 Garden crops (Horticulture) Vegetables

Thông tin xuất bản: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 37-46

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 489066

Nghiên cứu này đã đánh giá được mức độ phổ biến và thiệt hại do bệnh đốm đen gây ra trên giống lạc L14 tại Nghệ An. Bệnh đốm đen xuất hiện và gây hại phổ biến hàng năm trên các ruộng lạc trong cả vụ xuân và vụ thu. Mức độ phổ biến của bệnh trong cả vụ xuân và vụ thu từ năm 2012 đến 2014 đều đạt mức cao nhất, 100% số ruộng điều tra đều bị bệnh. Nâm gây bệnh đốm đen bắt đầu xâm nhập khi cây lạc ra hoa và biểu hiện triệu chứng khi cây bắt đầu đâm tia, sau đó bệnh phát triển và gây hại nặng từ khi quả lạc bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch. Nấm gây bệnh đốm đen sinh sản sinh ra độc tố Cercosporin kìm hãm sự hoạt động của lá, gây hiện tượng rụng lá sớm, ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp và khả năng tích lũy chất khô về quả của cây. Do đó, bệnh đốm đen gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lạc, đặc biệt ở vụ thu. Trong vụ thu 2014 cấp bệnh trên cây thường dao động từ cấp 5 đến cấp 7 nên năng suất giảm tương ứng 34,23-49,90%. Trong vụ xuân 2014 mức độ thiệt hại do bệnh gây ra thấp hơn, cấp bệnh trên cây thường dao động từ cấp 3 đến cấp 5 nên năng suất giảm tương ứng 17,0-30,24%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH