Angelica acutiloba was introduced to Vietnam and popularly grown in the Northwest provinces such as Lao Cai, Hoa Binh, Lai Chau and the Central Highlands such as Da Lat, Lam Dong. In traditional medicine, it is considered female ginseng and is used to treat endocrine diseases, flatulence and joint diseases, skin diseases. In addition, A. acutiloba has antibacterial effects and can treat abdominal pain, muscle spasms, and relieve symptoms of bronchitis. In this study, thecontent of essential oils, the content of extracts obtained with different solvents (extract residues), the content of two main active ingredients Z-ligustilide and ferulic acid in the roots of the samples of A. acutilobagrown in the province Lao Cai has been surveyed and compared with the provisions of the Vietnamese Pharmacopoeia V. The essential oil content of A. acutiloba root is between 0.06-0.19%. The content of extracts is determined to be between 10.85-35.78%. The Z-ligustilide content was in the range 83.33-198.45µg/g (wt/dwt) and ferulic acid content was from 130.79 to 488.05µg/g (wt/dwt) based on the analysis of HPLC. Test results for three fungal strains of plant pathogens, Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum and Colletotrichum orbiculare, showed that the crude extracts and essential oils were relatively strong against the tested strains of fungi in vitro. At a concentration of 500µg/mL, A. acutilobaroot essential oil strongly inhibited mycelium growth of S. rolfsii (100%), F. oxysporum (82-84%) and C. orbiculare(81-100%) at 2-4 days after treatment. The residues from A. acutilobaroots also showed different inhibitory abilities on the growth of tested fungi at 1000µg/mL.Cây Đương quy (Angelica acutiloba) được di thực vào Việt Nam và được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong y học cổ truyền, Đương quy được coi là sâm tố nữ và được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về nội tiết,đầy hơi và các bệnh về khớp, bệnh ngoài da. Ngoài ra, A. acutiloba còn có tác dụng kháng khuẩn và có thể điều trị đau bụng, co thắt cơ và giảm các triệu chứng viêm phế quản. Trong nghiên cứu này, hàm lượng tinh dầu, hàm lượng cặn chiết được bằng các dung môi khác nhau, hàm lượng hai hoạt chất chính Z-ligustilide và axit ferulic trong rễ của các mẫu A. acutiloba trồng ở tỉnh Lào Cai đã được khảo sát và so sánh với quy định trong Dược điển Việt Nam về mẫu dược liệu khô. Hàm lượng tinh dầu của rễ A. acutiloba nằm trong khoảng 0,06 -0,19%. Hàm lượng chất chiết xuất được xác định nằm trong khoảng 10,85 -35,78%. Hàm lượng Z-ligustilide, được xác định bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPLC, nằm trong khoảng 83,33-198,45µg/g và hàm lượng axit ferulic (130,79-488,05µg/g) được phân tích bằng HPLC. Kết quả thử nghiệm đối với ba chủng nấm gây bệnh ở thực vật là Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum và Collectotrichum orbiculare cho thấy, các cặn chiết thô và tinh dầu có khả năng kháng nấm in vitro tương đối mạnh đối với các chủng nấm thử nghiệm. Ở nồng độ 500µg/mL, tinh dầu rễ A. acutiloba ức chế mạnh sự phát triển sợi nấm của S. rolfsii (100%), F. oxysporum (82-84%) và C. orbiculare (81-100%) ở các thời điểm 2-4 ngày sau khi điều trị. Các cặn chiết từ rễ A. acutilobacũng cho thấy khả năng ức chế khác nhau đối với sự phát triển của các loại nấm thử nghiệm ở nổng độ thử nghiệm 1000µg/mL.