Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và vi khuẩn cố định đạm vùng rễ đến sinh trưởng và năng suất cây vừng trồng trên đất phù sa không được bồi. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lặp lại. Trong đó, nhân tố thứ nhất gồm liều lượng phân đạm bón 0, 50, 75 và 100% so với khuyến cáo và nhân tố thứ hai là bổ sung các dòng vi khuẩn Enterobacter asburiae AGVRB-07 và E. asburiae AGVRB-28 gồm không bổ sung vi khuẩn, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-07, bổ sung dòng đơn vi khuẩn AGVRB-28 và hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm lượng phân đạm dẫn đến giảm chiều cao cây, số lá trên cây, chiều dài lá, chiều rộng lá, số hoa trên cây, số quả trên cây, đường kính quả, số hàng trên quả và năng suất hạt. Tuy nhiên, bổ sung dòng đơn vi khuẩn vùng rễ cố định đạm AGVRB-07, AGVRB-28 hoặc hỗn hợp hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28 dẫn đến tăng chiều cao cây, số quả trên cây và năng suất hạt. Bổ sung dòng đơn hay dòng hỗn hợp giúp giảm 25% phân đạm so với khuyến cáo, nhưng vẫn đảm bảo năng suất hạt vừng.The objective of this study was to determine the effect of nitrogen level and N-fixing rhizobacteria on growth and yield of sesame in undeposited alluvial soil. The experiment was arranged in a randomized complete block design with four replications. The first factor was nitrogen fertilizer levels (0, 50, 75 and 100% of recommendation rate)
the second factor was application of bacteria(:) no rhizobacteria, a single strain AGVRB-07, single strain AGVRB-28, and the mixture of strains AGVRB-07 and AGVRB-28. The results showed that a reduction of nitrogen fertilizer application resulted in lower plant height, number of leaves per plant, leaf length, leaf width, number of flowers per plant, number of capsules per plant, capsule diameter, number of rows per capsule and grain yield. However, addition of N-fixing rhizobacteria as single strain AGVRB-07, AGVRB-28 or the mixture of AGVRB-07 and AGVRB-28 improved plant height, number of capsules per plant and grain yield. The supplement of single strain or mixture of 2 strains also contributed to reducing approximately 25% of chemical nitrogen fertilizer as recommended, but sesame grain yield was maintained comparable to the full rate of nitrogen application.Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bón kali đến năng suất giống hành lá tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã bón 4 mức kali cho cây hành giống gồm 0, 84, 168 và 252 kg K2O/ha. Thời gian sinh trưởng của hành lá từ 105 đến 107 ngày. Liều lượng kali có ảnh hưởng đến các đặc điểm về cao cây (45,8-53,7 cm), số lá (15,8-18,9 lá/cây), đường kính lá (10,3-14,1 mm), đường kính thân (27,6-32,2 mm), và số nhánh trên cây (3,8-6,7 nhánh/cây). Việc bón bổ sung kali làm tăng số hoa chắc (131,4-154,1 hoa/bông) và hạt chắc (195,9-233,0 hạt/bông), giảm hoa lép và hạt lép, làm tăng chiều dài hạt (2,80-2,93 mm), nâng cao khối lượng của 1000 hạt (1,975-2,049 g) và năng suất hạt giống hành (362,65-425,79 kg/ha). Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai đối tượng xuất hiện rất phổ biến trên cây hành giống, trong khi bệnh khô đầu lá và thối nhũn ít phổ biến hơn. Việc bón 168 kg K2O/ha và 252 kg K2O/ha có sai khác về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận là 75,416 và 157,925 triệu đồng/ha). Nên sử dụng 138 kg N + 252 kg K2O + 112 kg P2O5 + 500 kg vôi + 15.000 kg phân chuồng /ha tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế để nâng cao hiệu quả sản xuất giống hành.