Bón phân đạm hóa học nhiều dẫn đến nhiều bất lợi cho môi trường như phát thải khí nhà kính, đất bạc màu, khả năng giữ nước kém, ảnh hưởng chất lượng nông sản. Để giảm sử dụng phân bón hóa học thì việc tìm những chủng vi sinh vật có khả năng thay thế một phần nguồn phân hóa học là rất cần thiết. Hai mươi hai mẫu đất vùng rễ cây bắp (ngô) lại tại An Giang được thu thập để phân lập vi khuẩn. Kết quả cho thấy có 57 dòng vi khuẩn đất vùng rễ cây bắp lai được phân lập trên môi trường Burk's, với đặc điểm hinh thái được ghi nhận đa số có màu trắng, độ nổi mô, bìa nguyên, hình que và có khả năng di động. Tất cả các dòng vi khuẩn được sàng lọc qua môi trường pH 5,0, nhưng chỉ có 16 dòng vi khuẩn từ đất vùng rễ có giá trị OD660 lớn hơn 0,5. Mười sáu dòng vi khuẩn đất vùng rễ này đều sở hữu khả năng cố định đạm, hòa tan P Al, P-Fe, P-Ca và tổng hợp IAA Trong đó, hai dòng vi khuẩn AGVRB-07 và AGVRB-28 từ 16 dòng vi khuẩn trên có khả năng có định( )đạm cao nhất với hàm lượng 98,4-99,5 mg NH4+( )L-1. Hàm lượng lân được hòa tan cao nhất từ P-Al, P-Fe, P-Ca lån lượt là 74,1, 98,0, 42,2 mg PL-1, tương ứng với dòng vi khuẩn AGVRB-15, AGVRB-56, và AGVRB-43. Dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp IAA cao nhất là AGVRB-43, với nồng độ 14,8 mg L-1, sau 48 giờ ủ. Để nghị định danh 5 dòng vi khuẩn đã tuyển chọn và ứng dụng hỗn hợp các dòng vi khuẩn để ho tro sinh trưởng cây bắp lại và cây trồng cạn trong điều kiện nhà lưới và đồng ruộng.Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn, đánh giá đặc tính sinh học của chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh thối mềm trên lan hồ điệp. Bằng phương pháp khuếch tán trên dĩa thạch, từ 28 chủng vi khuẩn được thu thập từ giả thể, thân lá và rễ lan hồ điệp đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh thối mềm trong đó có 2 chủng ĐK1 và ĐK2 thể hiện hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh với đường kính vòng đối kháng đạt từ 2,1 cm - 2,6 cm. Kết quả nghiên cứu số đặc điểm sinh học của 2 chủng vi khuẩn này cho thấy chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên môi trường KB, ở khoảng nhiệt độ từ 30-35°C, pH từ 6-7 và trên nhiều nguồn dinh dưỡng nitơ, cacbon khác nhau. Thử nghiệm khả năng ức chế bệnh thối mềm trên lan hồ điệp bước đầu cho thấy các chủng vi khuẩn đối kháng đã giảm tỷ lệ nhiễm bệnh cũng như khỏi bệnh (đối với cây đã nhiễm bệnh) của cây ở mức độ từ 77,889,6% đối với lan hồ điệp trong cả hai giai đoạn ra bầu lần 2 và lần 3.