Sử dụng mô hình servqual trong phân tích sự hài lòng của du khách loại hình du lịch văn hóa: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh đắk lắk, việt nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Nghĩa Lê, Phương Ngọc Trinh Nguyễn, Thị Hồng Phương Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Phát triển khoa học và công nghệ: khoa học xã hội và nhân văn (đhqg tp. hồ chí minh), 2021

Mô tả vật lý: 1293-1305

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 489332

In the context of the tourism boom globally, the competition among destinations has been an obstacle for tourism planners, marketers. Tourist satisfaction has become one of the crucial solutions to this topic. From the perspective that service quality plays a vital role in enhancing the tourist experiences at a place, the paper examines the case study of Dak Lak. Though Dak Lak, a region in Central Highlands, Vietnam, has bounteous cultural tourism resources, cultural tourist's needs and expectations have not been investigated via academic inquiry. Therefore, this paper approaches the SERVQUAL model to identify the actual gap between tourist expectation and tourist satisfaction. The study opts for quantitative research with 196 participants in the questionnaire. The results show a positive relationship between tourist expectation and tourist satisfaction for the cultural tourism type. Through the research, local government and businesses can develop additional services to enhance visitor experiences.Trong bối cảnh ngành du lịch tăng trưởng và bùng nổ toàn cầu, trong thời điểm đại dịch Covid-19, sự cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch đã và đang là một thách thức đối với những nhà hoạch định và tiếp thị du lịch. Sự hài lòng của du khách trở thành một trong những giải pháp quan trọng cho vấn đề này. Đề tài chọn Đắk Lắk là trường hợp nghiên cứu dưới góc nhìn cho rằng chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm của du khách tại một điểm đến. Nằm trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú để phát triển loại hình du lịch văn hóa nhưng nhu cầu và sự mong đợi của du khách thuộc loại hình này vẫn chưa được làm rõ thông qua các nghiên cứu học thuật. Do đó, bài viết này tiếp cận mô hình SERVQUAL để xác định khoảng cách giữa sự kỳ vọng và mức độ hài lòng của khách du lịch với loại hình du lịch văn hoá. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, có sự tham gia của 196 du khách thực hiện bảng khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa sự mong đợi và sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch văn hoá của Đắk Lắk. Thông qua bài nghiên cứu, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp có thể phát triển thêm các dịch vụ nhằm tăng cường sự trải nghiệm của du khách.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH