Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng viêm của các chất phân lập từ phân đoạn chiết dùng chcl3 của cao rễ cây dây khai (coptosapelta flavescens korth., rubiaceae)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Minh Bùi, Nguyễn Biên Thùy Bùi, Kim Nguyên Ngô, Linh Tuyền Nguyễn, Thị Trường Giang Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615.321 Drugs derived from plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học và công nghệ (đại học nguyễn tất thành), 2021

Mô tả vật lý: 50-58

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 489380

Cây Dây khai phân bố đặc hữu ở Việt Nam, từ lâu đã được người Hrê sử dụng làm dược liệu điều trị giun sán, viêm khớp, chấn thương. Nghiên cứu này xác định thành phần hóa học của rễ cây Dây khai bằng chiết tách cao rễ Dây khai theo 3 phân đoạn tương ứng với các dung môi CHCl3, EtOAc và n-BuOH. Sản phẩm của phân đoạn chiết với CHCl3 được tiến hành sắc kí cột với silica gel, kết hợp kĩ thuật tinh chế thu được 2 chất C1 và C2. Trên cơ sở dữ liệu phổ khối (mass spectrum - MS) và phổ cộng hưởng tử hạt nhân (nuclear magnetic resonance - NMR), cấu trúc của C1 và C2 được xác định là khung triterpen với tên gọi lần lượt là 3β-O-β-D-quinovopyranosid pyrocincholic acid và acid pyroquinovic. Hai chất này đều có khả năng kháng viêm trên mô hình ức chế NO trên tế bào RAW264.7. Ở nồng độ 30 µM, C1 và C2 cho khả năng ức chế lần lượt là (52,38 ± 0,79 và 20,37 ± 0,53) %. Đây là 2 dẫn chất triterpen mới được phân lập trong rễ cây Dây khai.Coptosapelta flavescens Korth. is traditionally used by Hre ethnic to treat intestinal worm, arthritis, and wound. The study aims to investigate the chemical characteristics of the roots of Coptosapelta flavescens Korth. Therefore, 3 fractions (CHCl3, EtOAc và n-BuOH) were obtained from roots extract using liquid extraction. CHCl3 fraction was chromatographed with silica gel, accompanied with recrystallization. As a result, two triterpenes, 3β-O-β-D-quinovopyranosid pyrocincholic acid and pyroquinovic acid, were isolated. Their structures were characterized on the basis of chemical and spectral evidence including two- dimensional NMR and mass spectrometric techniques. Both C1 and C2 could inhibit the NO production on RAW264.7. At 30 mM, C1 showed good inhibitory activity at (52.38 ± 0.79) % while C2 possessed weak ani-inflammatory activity at the same concentration (20.37 ± 0.53) %.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH