Đánh giá sinh trưởng và năng suất 5 dòng đậu nành bc3f4 trên đất mặn tại huyện châu thành và long phú, tỉnh sóc trăng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Thiện Đặng, Xu Donghe, Hồng Hậu Mai, Thị Mỹ Quyên Ngô, Thụy Diễm Trang Ngô, Châu Thanh Tùng Nguyễn, Phước Đằng Nguyễn, Thiên Minh Nguyễn, Linh Chi Phạm, Ngọc Rim Phan, Đức Thành Võ, Thị Cẩm Hường Võ, Thị Xuân Nhường Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 22 - 31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 489422

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá sinh trưởng và năng suất của 5 dòng đậu nành BC3F4 được thực hiện tại hai huyện Châu Thành và Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi nhận ở thời điểm ra hoa và thu hoạch. Các chỉ tiêu số trái/cây, số hạt/trái, khối lượng 1000 hạt và năng suất của các dòng đậu nành được đánh giá khi thu hoạch. Độ mặn trong nước tưới ghi nhận ở Long Phú (EC = 2,27-2,56 mS/cm) cao hơn Châu Thành (EC = 1,9 mS/cm) và có một số thời điểm ECvà gt
 4 mS/cm, được đánh giá là nước nhiễm mặn. Do đó, các dòng đậu nành trồng ở Long Phú có thành phần năng suất hạt thấp hơn so với Châu Thành. Năng suất hạt cá thể (g/cây) ở Châu Thành và Long Phú lần lượt trên các dòng(:) dòng MTĐ 878-2 (4,7 và 2,52), 1400-3 (5,52 và 2,52), dòng 1500 (5,69 và 2,97), dòng 1600-1 (7,27 và 3,01), dòng 30000 (8,44 và 2,41) và dòng 31000-2 (5,07 và 3,65), giảm tương ứng giữa 2 địa điểm là 46,3
  54,3
  47,8
  58,6
  71,4 và 28,0%. Năng suất của dòng 31000-2 bị giảm thấp nhất (28%) trong điều kiện canh tác nước tưới mặn tại Châu Thành và Long Phú.This study aimed to evaluate the growth and seed yield of five BC3F4 soybean lines in Chau Thanh and Long Phu districts of Soc Trang province. The experiment was arranged in a randomized completely block design with three replications. The growth-related traits were recorded at the time of flowering and harvesting. Number of pods/plant, number of seeds/pod, 100-seed weight and final seed yield were collected at harvest. The salinity of irrigation water observed in Long Phu (EC = 2.27-2.56 mS/cm) is higher than that of Chau Thanh (EC = 1.9 mS/cm), and peaked at ECvà gt
 4 mS/m which is considered as saline water. As a consequence, the soybean lines in Long Phu had lower yield components and seed yield than those planted in Chau Thanh. Seed yield (g/plant) of Chau Thanh and Long Phu were for the line(s) MTĐ 878-2 (4.7 and 2.52)
  1400-3 (5.52 and 2.52)
  1500 (5.69 and 2.97)
  1600-1 (7.27 and 3.01)
  30000 (8.44 and 2.41) and 31000-2 (5.07 and 3.65), corresponding to percentage decrease between two locations of 46.3
  54.3
  47,8
  58.6
  71.4 and 28.0%, respectively. The seed yield of the line 31000-2 was decreased at the smallest percentage (28%) under saline irrigation in Chau Thanh and Long Phu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH