Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Giao Thủy với mục tiêu chính là đánh giá các thiệt hại tiềm năng trong tương lai dưới ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây nên, từ đó sẽ đề xuất định hướng quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng mực nước biển trung bình tăng khoảng 0,35 mm/năm và nước biển xâm nhập sâu vào hệ thống sông Hồng. Tỷ lệ mất đất do nước biển dâng tăng nhanh theo số liệu từ năm 1989 đến 2014. Bản đồ nguy cơ ngập đối với đất nông nghiệp được xây dựng với các mức nước biển dâng là 0,13m, 0,26m, 0,5m cho kết quả diện tích đất bị ngập lụt của huyện là 1140 ha, 3075 ha, 5790 ha tương ứng theo mức tăng. Thiệt hại kinh tế tương ứng đối với sản xuất nông nghiệp trong tương lai lên đến 14,5 triệu USD, 51,8 triệu USD, 173 triệu USD. Do đó để giảm thiểu tác động của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp, định hướng sử dụng đất để phát triển nông nghiệp bền vững được đề xuất với 2 vùng, bao gồm 8 tiểu vùng.Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tập trung phân tích hiệu quả các loại cây trồng, hệ thống cây trồng và một số loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của xã đạt ở mức trung bình 194,49 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp đạt 154,55 triệu đồng
giá trị ngày công là 218,17 nghìn đồng. Rất nhiều hộ nông dân cho rằng năng suất cây trồng có xu hướng giảm hoặc giảm nhiều bởi hàng năm người dân phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu cần bố trí hệ thống cây trồng, mùa vụ hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
quản lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, nâng cao vai trò của cán bộ lãnh đạo, các tổ chức khuyến nông, và truyền thông, thông tin, hỗ trợ vốn đầu tư.