Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung hàm lượng dinh dưỡng đến sinh trưởng và chất lượng agar của rong câu chỉ (Gracillaria tenuistipitata) ở điều kiện thí nghiệm. Sáu nghiệm thức bổ sung các mức dinh dưỡng được bố trí ngẫu nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng, 5 nghiệm thức còn lại được bổ sung 5, 10, 15, 20 và 25 g/m3 với tần suất 1 lần/tuần, sử dụng phân vô cơ (urê và DAP, tỉ lệ N(:)P =10(:)1). Sinh khối rong ban đầu là 2 g/L, ở độ mặn 15‰. Sau 30 ngày, sinh khối và tăng trưởng của rong ở nghiệm thức 15 và 20 g/m3 đạt cao nhất và giảm ở mức bổ sung 25 g/m3 . Hiệu suất và sức đông agar đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất ở nghiệm thức 25 g/m3 , trong khi độ nhớt ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất. Nhiệt độ đông và nhiệt độ tan đông của agar khác nhau không có ý nghĩa thống kê (pvà gt
0,05) giữa các nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, hàm lượng protein của rong câu chỉ tương quan thuận với sự tăng mức bổ sung dinh dưỡng, ngược lại sức đông agar tương quan nghịch với hàm lượng protein của rong.This study was conducted to evaluate the effects of different nutrient supplementations on the growth and agar quality of red seaweed (Gracillaria tenuistipitata) in laboratory conditions. Six different nutrient supplementation treatments were randomly assigned in triplicate. The control treatment was not supplemented with nutrients. The remaining five treatments were supplemented with 5, 10, 15, 20, and 25 g/m3 weekly, using inorganic fertilizers (urea and DAP, ratio N(:)P = 10(:)1). The initial biomass of seaweed was 2 g/L at a salinity of 15 ‰. After 30 days, the biomass and growth of seaweed in treatments of 15 and 20 g/m3 reached the highest values and decreased at the supplement level of 25 g/m3 . The yields and gel strength of agar were highest in the control treatment and lowest in the 25 g/m3 treatment, while the viscosity in the control treatment was the lowest. Gelling temperature and melting temperature of agar were not statistically significant (p và gt
0.05) among the levels of nutrient supplementation. In addition, the protein content of seaweed positively correlated with the increase of nutrient supplementations, whereas the gel strength of agar negatively correlated with the protein content of red seaweed.