Applied research on econometric modeling of spending decisions of domestic tourists to Mui Ne - Phan Thiet (Binh Thuan province) is conducted towards establishing a linear - log model, in which the secondary variable belongs to the expenditure of visitors associated with a set of 20 independent variables. From testing the model, it shows that the variables of demographic characteristics, trip characteristics, visitors' perception of tourism products and services in Mui Ne have a significant impact on tourist spending. In particular, visitors' spending decisions are influenced by average income, age, marital status, occupation, length of stay, travel companions and tour arrangements that combine multiple-come points. The author group has included new factors in the analytical framework, including: feeling of visitor satisfaction on the diversity of tourism products and the quality of tourism services, the region of origin of tourists coming from The Northern provinces have an important influence that increases the average expenditure. Based on the research results as a prerequisite to provide management implications for tourism businesses and relevant management levels in the direction of promoting and improving product quality to enhance tourism spending of guest.Nghiên cứu ứng dụng lập mô hình kinh tế lượng về quyết định chi tiêu của khách du lịch nội địa đến Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) được thực hiện hướng đến thiết lập mô hình tuyến tính - log, trong đó biến phụ thuộc là mức chi tiêu của du khách gắn với bộ gồm 20 biến độc lập. Từ việc kiểm định mô hình cho thấy các biến thuộc đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm chuyến đi, cảm nhận của du khách về sản phẩm dịch vụ du lịch tại Mũi Né có ảnh hưởng đáng kể đến mức chi tiêu của du khách. Trong đó, quyết định chi tiêu của du khách chịu tác động bởi mức thu nhập bình quân, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thời gian lưu trú, người đi cùng chuyến đi và tổ chức tour có kết hợp nhiều điểm đến. Nhóm tác giả đã đưa vào các nhân tố mới trong khung phân tích, gồm: cảm nhận hài lòng của du khách về tính đa dạng của sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, xuất xứ khu vực của du khách đến từ các tỉnh phía Bắc có ảnh hưởng quan trọng làm gia tăng chi tiêu bình quân. Dựa vào kết quả nghiên cứu làm tiền đề để đưa ra những hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp du lịch và các cấp quản lí liên quan trong định hướng quảng bá, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao mức chi tiêu của du khách.