Bản đồ hiện trạng đất ngập nước trên địa bàn nghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ và kịp thời các biến động do sự khai thác trái phép của người dân, do suy thoái hoặc sinh trưởng, điều đó đã tác động không nhỏ đến tính xác thực của kết quả kiểm kê tại địa phương, gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên. Trong nghiên cứu này, ảnh Sentinal được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng đất ngập nước trên địa bàn huyên Duy Xuyên. Ảnh được xử lý theo phương pháp tiếp cận định hướng với các chỉ số giải đoán đặc trưng: giá trị độ sáng của từng kênh phổ, giá trị độ sáng trung bình, chỉ số thực vật và tỷ số thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ chính xác của kết quả phân loại là 89,6% với hệ số Kappa là 0,86 trong khi đó nếu giải đoán ảnh Sentinal 2 theo phương pháp điểm ảnh thì độ chính xác của kết quả giải đoán chỉ đạt được 82,12% với hệ số Kappa là 0,78. Kết quả giải đoán ảnh được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng đất ngập nước nhằm cập nhật thông tin, phục vụ công tác quản lý tại địa phương. Số liệu thống kê từ bản đồ hiện trạng cho thấy đất ngập nước chủ yếu tập trung ở 3 xã Duy Vĩnh, Duy Thành, Duy Nghĩa với các loại cây chủ yếu trong đất rừng ngập nước là tra, coi, dừa nước, đước, sậy, ráng...