Một số đặc điểm trong canh tác nương rẫy tại tỉnh Hòa Bình và Sơn La

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Thắng Lê, Thành Phượng Lê, Văn Ngân Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 299.681 Religions of Khoikhoi and San

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 118-128

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 491595

 Canh tác nương rẫy là một phần không thể thiếu trong sinh kế của nhiều cộng đồng vùng cao
  các loại cây trồng ngắn ngày phổ biến như ngô, khoai, sắn, lúa nương được canh tác theo các phương thức truyền thống nên năng suất và hiệu quả thấp. Khu vực nghiên cứu có khoảng 338.159,1 ha đất nương rẫy, chiếm 74,6% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích nương rẫy của các hộ thấp, bình quân 0,81 ha/hộ và mỗi khẩu chỉ dưới 3.000m2
  nương rẫy thường phân tán, nhỏ lẻ và xa nhà. Đất nương rẫy tập trung chủ yếu ở đai cao 700 -1.000m với diện tích 172.193,4 ha, đai cao 300 - 700m, đai cao dưới 300m và thấp nhất ở đai cao trên 1.000m. Phân bố đất nương rẫy chủ yếu trên đất dốc nhẹ với diện tích khoảng 138.210 ha, chiếm 40,9% tổng diện tích đất nương rẫy, tiếp đến trên đất có độ dốc trung bình 143.371 ha, đất dốc lớn 51.415 ha và thấp nhất ở đất có độ dốc rất lớn 5.161 ha. Các đặc trưng chủ yếu trong canh tác nương rẫy là: Đất nương rẫy thường ở xa nhà
  áp lực dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu và thời gian sử dụng đất tăng lên, thời gian bỏ hóa rút ngắn lại
  điều kiện canh tác khó khăn
  cơ cấu cây trồng tương đối đơn giản, ... Năng suất các loại cây trồng trên đất nương rẫy hầu như đều giảm theo thời gian canh tác
  nguyên nhân chính là do việc canh tác thiếu tính bền vững dẫn đến đất bị thoái hóa bạc màu, hiện tượng xói mòn rửa trôi lớp đất màu mỡ trên các nương canh tác diễn ra phổ biến.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH