Khả năng xử lý nước thải ao nuôi thâm canh Cá tra (Pangasianodon hipophthamus) của hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy mặt liên tục kết hợp với cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kiều Diễm Lê, Thụy Diễm Trang Ngô, Minh Đạt Nguyễn, Văn Công Nguyễn, Xuân Lộc Nguyễn, Quốc Nguyên Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 639.31 Fish culture in fresh water

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 103-110

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 491678

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nhân tố (1) lưu lượng nước nạp, (2) thực vật, (3) sục khí, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Chất lượng đầu vào và đầu ra của hệ thống đất ngập nước chảy mặt được khảo sát ở các thời điểm 14,28 và 42 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các hệ thống không sục khí kết hợp cỏ Mồm mỡ với lưu lượng nạp nước 7L/phút có hiệu suất xử lý cao hơn nghiệm thức ĐC. Sục khí hỗ trợ cho quá trình nitrat hóa và xử lý TSS và COD, tuy nhiên hầu như không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý NH4-N, TN, PO4-P và TP. Hiệu suất xử lý TSS, COD, NH4-N, TN, PO4-P và TP lần lượt là 49,0-63,5, 30,8-48,5, 91,9-96,6, 38,9-40,7, 14,0-20,3 và 11,7-14,9%. Nước thải đầu ra của các hệ thống có thực vật có NH4-N đạt cột A1, TSS đạt cột A2 và COD đạt chuẩn B1 và QCVN 08-MT: 2015 BTNMT. Cỏ Mồm mỡ sinh trưởng và phát triển tốt trong hệ thống thí nghiệm với số chồi và sinh khối tăng 4-4,5 và 9-12 lần so với khi bắt đầu thí nghiệm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH