Phân bố và hiện trạng quần thể của loài Vượn đen Má Hung (Nomascus gabriellae) ở khu vực Đông Dương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tùng Bùi, Quang Vinh Lưu, Văn Dũng Trần, Tiến Thịnh Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 599.882 *Hylobatidae (Gibbons)

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 150-154

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 491777

Sự hiểu biết về vùng phân bố có vài trò rất quan trọng trong điều tra, giám sát và bảo tồn quần thể các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các dữ liệu ghi nhận sự có mặt của loài thể hiện các khu vực mà chúng đã từng xuất hiện sẽ đóng vai trò là dữ liệu đầu vào để xác định vùng phân bố cho các loài và xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn. Tuy nhiên, dữ liệu ghi nhận sự có mặt của loài động vật hoang dã vẫn còn rất hạn chế. Trong nghiên cứu này, đã thu thập các dữ liệu về sự có mặt loài Vượn đen má hung thông qua các cuộc điều tra thực địa trước đây của chính các tác giả và một số báo cáo của các tác giả khác. Tại Việt Nam, hơn 330 đàn Vượn đen má hung đã được ghi nhận thông qua các cuộc điều tra thực địa. Khu vực ghi nhận được sự có mặt của loài này kéo dài từ khoảng 11đô N đến 13độ N. Dữ liệu ghi nhận được sự có mặt của loài Vượn đen má hung chủ yếu tập trung tại các khu rừng đặc dụng bao gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Tại Campuchia gần 500 đàn đã được ghi nhận từ các cuộc điều tra thực địa, chúng chủ yếu được ghi nhận tại Khu bảo tồn Đa dạng sinh học Seima và Khu Bảo tồn Động vật hoang dã Phnom Prich thuộc tỉnh Mondulkiri. Các dữ liệu về hiện trạng và phân bố rất hữu ích trong việc xác định mức độ ưu tiên cũng như đề xuất các chiến lược bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH