Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện dài hạn từ vụ đông xuân 2011-2012 đến vụ hè thu 2015 tại khu thực nghiệp của Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trên đất phèn vùng Bán đảo Cà Mau với cơ cấu 2 vụ lúa/năm. Mục tiêu của nghiên cứu này là: (i) xác định được hiệu lực tồn dư và cộng dồn của phân lân theo các tần suất bón trên đất 2 vụ lúa/năm vùng phèn Báo đảo Cà Mau thuộc đồng bằng sông Cửu Long
(ii) đề xuất hướng sử dụng phân lân cho lúa vùng phèn của đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm thực hiện trên giống lúa OM5451 với kiểu bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 7 nghiệm thức: -NPK, -P, NPK, P (td_1 vụ), P (td_2 vụ), P(td_3 vụ), P(td_4 vụ). Nguồn P được sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển với hàm lượng 16%P2O5. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu lực tồn dư của phân lân đối với năng suất lúa bị ảnh hưởng bởi tần suất và mùa vụ bón. Năng suất lúa không bị ảnh hưởng với tần suất bón lân 1 vụ bỏ 1 vụ, trong khi không bón lân liên tục nhiều vụ thì năng suất lúa giảm. Với tần suất bón lân 1 vụ, bỏ 2-4 vụ thì năng suất đều bị giảm so với khi bón lân liên tục. Trường hợp 2-4 vụ trước đó không được bón lân những khi bón lại dù đó cho vụ đông xuân hay hè thu thì năng suất lúa vụ đó vẫn tương đương với bón lân liên tục. Đối với vụ đông xuân, năng suất lúa giảm sau 2 vụ liên tiếp không bón P. Năng suất cộng dồn sau 8 vụ không bón phân giảm 37,7%, nếu không bón P giảm 13,9% so với có bón lân liên tục qua các vụ. Tỷ lệ suy giảm năng suất lúa so với nghiệm thức bón lân liên tục 8 vụ ở các nghiệm thức khuyết lân là 8,3% (bón 1 vụ bỏ 3 vụ), 7,9% (bón 1 vụ bỏ 4 vụ), 4,4% (bón 1 vụ bỏ 1 vụ).