Hiện trạng thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Lại, Văn Tuất Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 299.681 Religions of Khoikhoi and San

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Hồng Đức), 2018

Mô tả vật lý: 108-117

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 491833

 Thành phần loài thực vật rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại tỉnh Thanh Hóa gồm 24 loài, thuộc 20 họ của 2 lớp trong ngành ngọc lan (Magnoliophyta) gồm lớp ngọc lan 16 họ chiếm 80%, 20 loài chiếm 83,3%
  lớp hành (Liliopsida) có 4 họ chiếm 20%, 4 loài chiếm 16,7%. Dạng sống thực vật có 4 nhóm cơ bản: nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi 1 năm, nhóm cây có chồi nửa ẩn, nhóm cây chồi ẩn, trong đó nhóm cây chồi một năm trên (Ph) chiếm ưu thế với số lượng 11 loài, chiếm 45,8%, tiếp đến là nhóm cây chồi một năm (Th) có 7 loài, chiếm 29,2%, các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phổ dạng sống có dạng SB = 45,8 Ph + 29,2 Th + 20,8 He + 4,2 Cr. Về công dụng, có 6 nhóm cơ bản nhóm cây làm thuốc, nhóm cây ăn được, nhóm cây lấy gỗ, nhóm cây lấy dầu, nhóm cây chăn nuôi và nhóm có các công dụng khác. Trong đó, nhóm cây dùng làm thuốc có 20 loài, chiếm 83,3%. Diện tích rừng ở huyện Tĩnh Gia là lớn nhất với 225,13 ha, tiếp đến là huyện Quảng Xương 187, 86, huyện Hoằng Hóa 76,01 ha, thành phố Sầm Sơn 28,5, thấp nhất là huyện Hậu Lộc chỉ cố 8,57 ha.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH