Để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả rừng ngập mặn, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bị suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn năm 2007 đến nay. Ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng ngập mặn còn do ảnh hưởng của hoạt động sinh kế cộng đồng. Các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến quản lý rừng ngập mặn là hoạt động nuôi trồng thủy hải sản
đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên trong rừng. Những mô hình kinh tế bền vững không ảnh hưởng đến quản lý rừng ngập mặn tại địa phương là mô hình chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng, du lịch sinh thái, nuôi ong, trồng lúa, hoa màu mang lại sinh kế ổn định lâu dài cho cộng đồng người dân, cần được khuyến khích phát triển. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất ba nhóm giải pháp: Giải pháp về kinh tế
giải pháp về văn hóa, xã hội
giải pháp về sinh thái và môi trường để quản lý hiệu quả rừng ngập mặn. Trong đó, chú ý giải pháp thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính cho người bảo vệ rừng tại địa phương, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn, tăng cường phát triển các ngành nghề không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến rừng ngập mặn
xây dựng và thiết lập các chính sách cho các hộ nghèo để tạo thêm thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp.