Tăng cường khả năng kích thích sinh trưởng phát triển bằng sử dụng vi khuẩn vùng rễ cho cây ớt (capsicum annuum L.) trong điều kiện nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hương Cẩm Nguyễn, Thị Ngọc Diệp Nguyễn, Văn Hiệp Nguyễn, Thị Ngọc Kim Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 635.9823 Flowers and ornamental plants

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên), 2018

Mô tả vật lý: 45612

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 491949

 Đánh giá ảnh hưởng của một số chủng vi khuẩn vùng rễ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ớt F1 Tongla 139 trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm gồm 4 công thức (3 chủng vi khuẩn vùng rễ chọn lọc và 1 công thức đối chứng) với 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) tại nhà lưới của trại thực nghiệm, khoa nông lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả cho thấy, cả 3 chủng vi khuẩn nghiên cứu đã làm tăng khả năng tích lũy đạm, phospho trong lá cây ớt. Sau chủng nhiễm vi khuẩn, hàm lượng N% trong lá tăng khoảng 3,18%-21,39%
  hàm lượng P% trong lá tăng từ 6,67-26,67% so với công thức đối chứng. Do đó, sinh trưởng phát triển của cây ớt ở những công thức có chủng các vi khuẩn này cũng tốt hơn: chiều cao cây tăng 6,99-18,37%
  só cành trên cây tăng 24,38-50,45%
  số lá tăng 18,73-48,00%
  khối lượng cây tươi tăng 43,08-72,76%
  chiều dài rễ tăng 3,80-22,38%
  trọng lượng rễ tươi tăng 36,78-83,81%
  số quả trên cây tăng 54,19-83,66%
  chiều dài quả tăng 8,26-17,82%
  đường kính quả tăng 12,42-18,02%
  khối lượng 100 quả tăng 4,67-20,06% và năng suất ớt tăng 61,51-118,25% so với ở công thức đối chứng. Kết quả cho thấy, vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia T4 là chủng vi khuẩn vùng rễ tiềm năng có thể sử dụng trong việc nghiên cứu sản xuất phân sinh học ứng dụng trong canh tác ớt bền vững
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH