Bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành phát triển rộng, gây giảm năng suất và chất lượng trái. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất để có thể cung cấp số liệu cơ bản cho nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành. Bốn mươi mẫu đất vườn cam sành tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được thu thập để phân tích một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất. Kết quả phân tích cho thấy mật số Fusarium spp. cao nhất trên vườn có cấp độ bệnh trung bình và nặng (P,0,05). Đồng thời, mật số vi sinh vật tổng số cao trên vườn có cấp độ bệnh thấp (P,0,05) so với vườn có cấp độ bệnh cao hơn. Trên tất cả vườn cam khảo sát, lượng chất hữu cơ trong đất và pH đất thấp, lượng kali trao đổi thấp dưới ngưỡng thích hợp cho cam phát triển. Hàm lượng đạm hữu dụng, lân dễ tiêu giảm có ý nghĩa khi tuổi liếp vườn cao hơn 20 năm tuổi. Trên cơ sở kết quả phân tích này, nghiên cứu đề xuất biện pháp giúp tăng mật số vi sinh vật trong đất, tăng vi sinh vật có ích như phân bón hữu cơ vi sinh, giảm ẩm độ đất liếp vườn, giảm phan đạm và phân lân trên liếp vườn có tuổi thấp hơn 20 năm để góp phần kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam sành.Dry root rot has been damaging over a wide range of Citrus nobilis, causing a decline in fruit yield and quality. The objective of this study was to evaluate some selected physical, chemical and biological soil properties in order to provide the basic data for reducing dry root rot disease. Forty soil samples were collected from orange orchards in Tuong Loc and My Thanh Trung communes, Tam Binh district, Vinh Long province. The results showed that the density of Fusarium spp. was highest on orange orchards which were severely infected the dry root rot disease (P<
0.05) compared with the ones infected at lower rates. Meanwhile, total microorganism density was high in lightly infected orange orchards (P<
0.05). Soil pH and soil organic matter were low and exchangeable potassium was in a range of deficient level for plant growth. Contents of available nitrogen, phosphorus and exchangeble potassium were significantly decreased with an increase of raised bed age. Based on these findings, controlling the dry root rot on citrus orchards can be suggested as increasing densities of total effective microorganisms by bio-organic fertilizer amendment, increasing potassium application, decreasing soil moisture content and nitrogen, phosphorus fertilizers in rasied beds less than 20 years old.