Nhằm góp phần vào công tác quản lý, bảo tồn loài Vượn đen má vàng và bổ sung cơ sở dữ liệu về âm thanh của loài Vượn nói chung, đã tiến hành nghiên cứu xác định phổ âm thanh và cấu trúc đàn Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) bằng phương pháp âm sinh học. Nghiên cứu được thực hiện tại phân khu Nam Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nam từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2016. Phương pháp điều tra qua tiếng hót bằng máy ghi âm phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc.) và phần mềm RAVEN được sử dụng để xác định phổ âm thanh và cấu trúc đàn Vượn. Nghiên cứu đã phân tích được phổ âm thanh và cấu trúc đàn của loài Vượn tại khu vực nghiên cứu
kết quả cho thấy các đàn Vượn được nghiên cứu chủ yếu rơi vào 05 trường hợp
(1) cấu trúc đàn chỉ có Vượn đực, (2) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực và 01, 01 Vượn cái, (3) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực và 02 Vượn cái trưởng thành, (4) cấu trúc đàn có 01 Vượn đực, 01 Vượn bán trưởng thành, (5) cấu trúc đàn gồm 02 Vượn đực, 02 Vượn cái và 01 Vượn bán trưởng thành. Trong các kiểu cấu trúc đàn, đàn có 01 Vượn đực và 01 hoặc 02 Vượn cáo trưởng thành là phổ biến nhất. Âm thanh của Vượn đực có tần số dao động từ khoảng 800 kHz đến 2000 kHz
âm thanh của Vượn cái có tần số giao động rất lớn, từ tần số thấp khoảng 400 kHz đến tần số cao khoảng 4900 kHz.