Quản lý và sử dụng rừng tràm theo cách tiếp cận hệ sinh thái đất ngập nước - trường hợp ở khu rừng tràm Gáo Giồng, tỉnh Đồng Tháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Quế Ngô, Chí Thành Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018

Mô tả vật lý: 147-154

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 492093

 Hiện nay việc quản lý rừng tràm ở nhiều ban quản lý rừng đang được thực hiện theo cách tiếp cận riêng lẻ các yếu tố, chủ yếu quan tâm đến rừng tràm trong khi các yếu tố khác của hệ sinh thái đất ngập nước (nước, đất, động thực vật, cảnh quan...) thì vẫn còn ít được quan tâm. Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng đang quản lý 1.492,5 ha, thuộc vùng Đồng Tháp Mười, là một trong những vùng sinh thái điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long. Những bài học có thể rút ra từ Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng là: (1) Cần phải xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp rừng tràm dựa theo cách tiếp cận hệ sinh thái, giống như "cái ô" cho tất cả các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hài hòa
  (ii) Cần phải có quy hoạch không gian một cách rõ ràng cho toàn bộ diện tích, gồm các khu vực cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học
  đồng cỏ ngập nước theo mùa
  tỉa thưa và khai thác tràm
  sử dụng cảnh quan tự nhiên đất ngập nước cho phát triển du lịch
  rừng tràm được quản lý theo phương án quản lý rừng bền vững với các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác và tỉa thưa rừng
  (iii) Lợi ích của cách quản lý này là các hệ sinh thái đất ngập nước được bảo tồn, có nguồn thu từ tỉa thưa và khai thác rừng và kinh doanh du lịch sinh thái, thu nhập của các hộ trong vùng đệm được cải thiện thông qua sự tham gia vào các dịch vụ hệ sinh thái và chia sẻ lợi ích với Ban Quản lý rừng tràm Gáo Giồng. Kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp vào việc quản lý rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long để tạo ra hiệu quả hơn và nhiều lợi ích hơn về môi trường, kinh tế và xã hội.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH