Trong điều kiện đất dốc bị xói lở bề mặt manh, đất chai cứng, đá ong hoa, đất không đủ nước và thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết thì công nghệ tái tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học có nhiều tính ưu việt, tiết kiệm công sức do sử dung nấm rễ cộng sinh (Arbuscular Mycorrhyza) và vi khuẩn nốt sần Rhizobium. Nấm rễ Arbuscular Mycorrhiza (AM) và Rhizobium cộng sinh ở rễ cây và mang lại nhiều lợi ích cho cây chủ như làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây trong do phát triển bộ rễ tăng cườg sự hấp thụ chất dinh dưỡng và nâng cao khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường sông, đồng thời làm tăng khả năng kháng sâu bệnh cho cây. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sản xuất và thí nghiệm vật liệu sinh học (VLSH) cho thấy: Hai chủng nấm rễ Gigaspora albida và Dentiscutata nigra được chọn để sản xuất VLSH đều là những chủng sinh trưởng phát triển nhanh, hệ sợi phát triển mạnh, tỷ lệ nảy mầm va có sức sống cao, 2 chủng Bradyrhizobium Japonicum ASS3 và Shnorhizobium fredi DSM5 được tuyển chọn đều có khả năng cộng sinh tốt trên cây đậu mèo. Chất nền chính được lựa chọn để sản xuất VISH là đất phù sa cổ. Dinh dưỡng được bổ sung vào VISH là phân khoáng tổng hợp NPK 15-0-15. Tỉ lệ phối trộn cho 1 kg VLSH bao gồm 820-900 g đất phù sa cổ, 2000-2500 bào tử nấm rễ, 100-180 ml vi khuẩn Rhizobium, 15-20g dinh dưõng khoáng N-P-K. Vật liệu sinh học có chất lượng luôn ổn định và vẫn có thể phát huy hiệu quả sử dụng sau 6 tháng sản xuất. Khi sử dụng vật liệu sinh học qua 8 tuần cho thấy, chiếu cao cây đậu mèo ở công thức có sử dụng VLSH vượt trội gấp khoảng 2 dến 4 lần so với đối chứng tại các thời điểm quan sát. Số lượng bào tử nấm rễ trong công thức dùng vật liệu sinh học cũng tắng lên đáng kể (56,6 lần so với thời điểm trước thí nghiệm va 14,89 lần so với công thức đối chứng).